4 cách thúc đẩy tinh thần “dám làm” ở nhân viên

Chat với chuyên gia - Ngày đăng : 06:07, 23/06/2022

4 phương pháp dưới đây sẽ giúp nhà lãnh đạo khiến cấp dưới của mình trở nên tràn đầy nhiệt huyết.
4 cách thúc đẩy tinh thần “dám làm” ở nhân viên

Thực tế đã có nhiều minh chứng, các nhà quản lý của một công ty dẫn đầu trong thị trường cạnh tranh luôn thử thách bản thân bằng việc dám suy nghĩ khác lạ, dám không sợ thất bại hay đi ngược lại với xu thế để hướng tổ chức đến những thành công vĩ đại hơn.

Để xây dựng một doanh nghiệp phát triển vượt trội, “dám thử thách” không chỉ là yếu tố cần có ở những người lãnh đạo mà mọi nhân viên của họ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng. 4 phương pháp dưới đây sẽ giúp nhà lãnh đạo khiến cấp dưới của mình trở nên tràn đầy nhiệt huyết:

1. Luôn nhắc nhở các giá trị cốt lõi

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của từ ngữ, lời nói và chữ viết, bởi chúng thực sự có sức ảnh hưởng đến tinh thần người lao động, đồng thời lan tỏa tác động đến toàn bộ tổ chức.

Link bài viết

Việc diễn đạt các giá trị cốt lõi ẩn chứa sức mạnh khích lệ tinh thần, vì vậy nên được thực hiện rộng rãi và được củng cố bằng các dẫn chứng của sự thành công. Chẳng hạn như trình bảo vệ màn hình, các chương trình nghị sự, chữ ký email, bảng áp phích, sổ tay nhân viên và các vật dụng văn phòng phẩm khác hoàn toàn có thể trở thành nơi hiển thị lời nhắc nhở về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Một khi những người nhân viên biết rằng phía sau họ luôn có công ty hậu thuẫn, họ sẽ dấn thân với nhiều ý tưởng mới và tạo ra nhiều thành công khó tin. Đó là nhờ sự ủng hộ dành cho tinh thần dám liều lĩnh.

2. Tạo áp lực tích cực

Thiết lập các mục tiêu khó đạt được, chứ không phải đặt ra những mục tiêu không thể thực hiện được, cho chính bạn hoặc nhóm của bạn. Chiến thuật này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thụ động, đồng thời thay thế bằng áp lực tích cực và bổ ích cho việc đón nhận thách thức. Qua đó, người lao động trở nên liều lĩnh hơn và dần dần loại bỏ các phương pháp tiêu chuẩn truyền thống để đạt được những mục tiêu họ thừa sức với tới. Nhiều công ty coi sự thất bại là mảnh đất nuôi cơ hội. Mỗi lần họ thất bại là một lần họ tiến xa hơn và cao hơn.

Phần thưởng luôn đi kèm với thành quả, dù là bằng hiện kim, hiện vật hay tinh thần. Nhưng yếu tố kích thích thực sự ở đây không hẳn là vấn đề tiền bạc, mà là sự chiến thắng bản thân. Những nhân viên dám thử thách để gặt hái thành công đáng được mọi công ty chào đón.

3. Tuyển dụng những người có lợi thế cạnh tranh và ham học hỏi

Người lao động là nhân tố quyết định đến sự thành bại của một công ty. Vì vậy, hãy tuyển dụng những người vốn sinh ra để đương đầu thử thách.

Những cá nhân này được nhận diện thông qua thái độ nghi ngờ tất cả những điều vốn được coi là đúng đắn. Với loạt kỹ năng đa dạng, họ sẽ đặt các câu hỏi về mọi hiện trạng và yêu cầu được biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đây là một biểu hiện rõ rệt của những cá nhân mong muốn “phá vỡ mọi giới hạn”.

Có hai câu hỏi để tìm ra đâu là cá nhân nổi bật: "Bạn có thể làm việc 24 giờ mỗi ngày nếu như công ty yêu cầu bạn?" và "Bạn có thực sự muốn làm việc ở đây?".

Với câu hỏi đầu tiên, câu trả lời không cần quá trau chuốt. Mà yêu cầu đặt ra đó phải là một câu trả lời mang tính chất chấp nhận thách thức. Dù bằng cách nào, người tuyển dụng cũng có thể đánh giá được thái độ của ứng viên liệu họ đã dứt khoát hay đang vòng vo đôi đường. Đối với câu hỏi thứ hai, nếu ứng viên trả lời là có và họ đã xử lý khá tốt câu hỏi đầu tiên đồng thời nhận thức được nhiệm vụ mà công ty giao phó, thì cá nhân này sẽ là đối tượng cực kỳ thích hợp để tuyển dụng.

4. Khen ngợi cá nhân làm việc có hiệu quả

Tương tự như sức mạnh của từ ngữ dưới dạng văn bản, trò chuyện trực tiếp cũng là một cách để thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người khác. Hãy chia sẻ những giai thoại và bài học từ các nhà lãnh đạo đã từng dám thử thách trong công ty. Mỗi câu chuyện khác nhau phải có sức phản ảnh tốt hơn những câu chuyện khác. Ví như giai thoại về những cá nhân đã vượt qua vùng an toàn của họ và mang lại thành công cho toàn bộ tổ chức là một dẫn chứng tạo động lực tuyệt vời.

Thêm một phương thức khác cũng có tác dụng đó là lấy bằng chứng về một nhân viên trong công ty dám chứng minh cách làm của một cá nhân khác là sai, sau đó đã gặt hái thành quả nhờ việc tái cơ cấu toàn bộ các quy trình.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là phải truyền đạt một câu chuyện có thật, có liên quan và truyền cảm hứng đến nhân viên.

(Nguồn: Entrepreneur)

NGỌC THÚY