Để Nhà Bè trở thành khu đô thị phát triển phía Nam TP.HCM

Bất động sản - Ngày đăng : 09:45, 13/09/2022

Nhằm hiểu rõ hơn về cơ hội dành cho Nhà Bè khi huyện ngoại thành này được quy hoạch trở thành khu đô thị phát triển phía Nam TP.HCM, chiều ngày 8/9, Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn đã tổ chức buổi tọa đàm bàn tròn với chủ đề: “Để Nhà Bè trở thành khu đô thị thông minh, sinh thái và vệ tinh phát triển phía Nam TP.HCM”.
Để Nhà Bè trở thành khu đô thị phát triển phía Nam TP.HCM
  • Tiềm năng phát triển bất động sản Nhà Bè
  • Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè sắp thành quận
  • TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: “Đã làm kiến trúc thì tôi luôn hướng về tương lai”
  • Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng: 'Cái gì mình không muốn thì đừng gieo cho người khác'
  • GS. Phan Văn Trường: "Tin vào tư chất Việt"

Buổi tọa đàm có sự tham dự các các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị như chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng - nguyên Phó tổng giám đốc Công ty liên doanh Khu chế xuất Tân Thuận, giảng viên Trường ĐH Fulbright; GS. Phan Văn Trường - chuyên gia về quy hoạch đô thị; kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Văn Tất - Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; TS - KTS Ngô Viết Nam Sơn; TS - KTS Nguyễn Anh Tuấn; nhà báo Bùi Văn. 

Bài 1: Dự án về Nhà Bè phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và cuộc sống của dân địa phương

Việc đưa huyện Nhà Bè trở thành đô thị vệ tinh, TP.HCM kỳ vọng sẽ cất cánh lên một tầng cao mới với động lực tổng hợp bằng hai "động cơ" (TP.Thủ Đức và TP.Nhà Bè) mà "đường băng" là sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp vượt biển Đông. Nhưng, nếu chỉ dựa vào lợi thế đường sông của Nhà Bè e rằng chưa đủ mà cần phải có điều kiện, các chuyên gia đô thị khẳng định. 

Quy hoạch Nhà Bè phải phù hợp với quy hoạch tổng thể 

Ông Phan Chánh Dưỡng nhận định Nhà Bè là khu vực có nhiều tiềm năng và có nhiều dự án tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đô thị vệ tinh Nhà Bè như Khu chế xuất Tân Thuận, đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu đô thị Nam TP.HCM với 2.600ha (gồm cả khu đô thị Phú Mỹ Hưng), khu công nghiệp Hiệp Phước 2.000ha, dự án xây dựng trục lộ Bắc Nam (từ cảng Hiệp Phước vào nội thành thành phố kết nối với đường Xuyên Á), cảng nước sâu Hiệp Phước, cao tốc Bến Lức (Long An) qua Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai)...

Theo các chuyên gia, khu đô thị phía Nam TP.HCM cần phát huy tối đa lợi thế đường sông để kết nối với các địa phương khác.

Theo các chuyên gia, khu đô thị phía Nam TP.HCM cần phát huy tối đa lợi thế đường sông để kết nối với các địa phương khác

Từng là vùng đất ngập mặn, “bỏ con trâu cũng chìm”, nhưng Nhà Bè có tới 5 nhánh sông đi qua: Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu và Soài Rạp. Nhà Bè còn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với vùng đất liền kề như thị trấn Cần Đước, thị trấn Cần Giuộc, Khu công nghiệp (KCN) Long Hậu của tỉnh Long An và TP.Gò Công của tỉnh Tiền Giang. Hướng Đông là huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai và TP. Bà Rịa, TP.Vũng Tàu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điều kiện tự nhiên tạo nên sức mạnh của Nhà Bè.

Ông Dưỡng cho rằng nếu lấy khu nội thành (Sài Gòn cũ) là điểm trung tâm, TP.HCM sẽ được mở rộng ra hai hướng chính: vượt sông Sài Gòn phát triển qua hướng Đông (hay Đông Bắc) nối liền với thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và xuôi dòng sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp ra biển Đông - hướng Đông Nam, tạo thêm một luồng tàu mới, giải quyết được sự ách tắc của sông Sài Gòn, tạo điều kiện cho chính quyền xây dựng hàng loạt cầu vượt qua sông.

Ông Dưỡng cũng nhấn mạnh khu đô thị vệ tinh Nhà Bè phải bao gồm huyện Nhà bè, quận 7 hiện nay và cả khu đô thị Nam TP.HCM với 2.600ha hay cả huyện Bình Chánh hiện nay. Trong đó, khu chế xuất Tân Thuận là một vùng đất kim cương cho đô thị vệ tinh Nhà Bè sau năm 2041.

“Như vậy, chính quyền TP phải có những kế hoạch kết hợp với các địa phương nêu trên để sự phát triển của đô thị vệ tinh Nhà Bè cũng tạo một động lực, một yếu tố thúc đẩy phát triển của vùng chung quanh đó theo quy luật lan tỏa của nền kinh tế hiện nay”, ông Dưỡng nhấn mạnh. Ông cũng cho rằng đô thị vệ tinh Nhà Bè cần phải có để làm nền tảng cho viêc tiến hành các đề án cho từng giai đoạn và từng lĩnh vực cụ thể.

Buổi tọa đàm có sự tham dự các các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, kiến trúc sư như chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng - nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh Khu chế xuất Tân Thuận, giảng viên Trường Đại học Fulbright; Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Văn Tất - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; GS. Phan Văn Trường - chuyên gia về Quy hoạch đô thị; Nhà báo Bùi Văn; Tiến sĩ khoa học, KTS Ngô Viết Nam Sơn; Chuyên gia quy hoạch kiến trúc, tiến sĩ, KTS Nguyễn Anh Tuấn.

Buổi tọa đàm có sự tham dự các các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị như chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, GS. Phan Văn Trường, KTS Nguyễn Văn Tất, KTS Ngô Viết Nam Sơn, KTS Nguyễn Anh Tuấn, nhà báo Bùi Văn

Đồng tình với quan điểm này, GS. Phan Văn Trường chia sẻ với vùng đất lớn như Nhà Bè thì phải xác định rõ vai trò và  chức năng đối với TP.HCM. Ví dụ như giải quyết được vấn đề giao thông thì phải có quy hoạch ra sao? Còn muốn trở thành khu đô thị vệ tinh thì phải đi đôi với pháp lý, tài chính, có quy hoạch rõ ràng, phát triển mạng lưới giao thông... Ví dụ như ở các nước châu Âu (London, Paris...), các thành phố này đều có chức năng rõ ràng và pháp lý bảo vệ vững chắc.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng huyện Nhà Bè cần thiết lập mạng lưới giao thông chính nhằm kích thích sự giao thương nội bộ huyện, giữa huyện với các địa phương lân cận của TP và tỉnh liền kề, đồng thời cần áp dụng mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư  (PPP) để huy động nguồn vốn, kinh nghiệm và năng lực quản trị của lĩnh vực tư nhân. Bên cạnh đó, cần tập trung ưu tiên phát triển cho hai cực Bắc và Nam của huyện, nhất là ưu tiên cho thương mại, dịch vụ.

Phát triển phải gắn liền với việc an sinh cho dân địa phương

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia hoàn toàn ủng hộ việc phát triển khu đô thị vệ tinh Nhà Bè, với điều kiện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của TP.HCM và gắn liền với việc an sinh cho người dân địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Tất, điều quan trọng của một đô thị là phải quan tâm đến nơi sinh sống cho người dân địa phương, tránh tình trạng như Bình Dương, tuy xây dựng các khu đô thị nhưng chỉ người giàu, người có tiền ở Hà Nội và TP.HCM đến mua, còn người dân nghèo địa phương thì không đủ tiền tiếp cận. Dù rằng, chúng ta cũng có chính sách quan tâm đến nhà ở cho người nghèo với chỉ tiêu 30% trong số 12 triệu mét vuông nhà phải dành cho người nghèo, nhưng thực tế người nghèo không thể vào ở được.

Các chuyên gia cho rằng, trong quy hoạch cần quan tâm đến vấn đề địa thế, đặc điểm tự nhiên, điều kiện cho phép người dân đi lại, cư trú, kết nối giao thương, sinh nhai, các đặc điểm nhân học, bản năng sinh tồn, tính phát triển và diệt vong...

Các chuyên gia cho rằng, trong quy hoạch cần quan tâm đến vấn đề địa thế, đặc điểm tự nhiên, điều kiện cho phép người dân đi lại, cư trú, kết nối giao thương, sinh nhai, các đặc điểm nhân học, bản năng sinh tồn, tính phát triển và diệt vong...

KTS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng cần quan tâm đến vấn đề địa thế, đặc điểm tự nhiên, điều kiện cho phép người dân đi lại, cư trú, kết nối giao thương, sinh nhai, các đặc điểm nhân học, bản năng sinh tồn, tính phát triển và diệt vong...Về việc hình thành các khu đô thị, theo ông Tuấn nên lưu ý đến quy tắc 20-80. Tức là không phải chỉ những nơi tập trung 80% dân cư thành phố mới tạo ra hiệu quả cho nền kinh tế mà thực sự ở những khu vực thưa dân 20% cũng có thể tạo ra giá trị, vì thời đại 4.0 đã cho phép con người làm việc từ xa, “vì thế người dân ở những nơi xa trung tâm như ở Nhà Bè cũng có thể làm được các công việc tại trung tâm quận 1 hay thậm chí tại Singapore chứ không phải là chỉ làm theo phương thức đi lại tận nơi như xưa”, ông Tuấn nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Tất thẳng thắn nhận xét: Các đô thị như ở TP.HCM không sống bằng lợi ích của lưu vực dòng sông mà sống bằng sự điều hòa giữa văn hóa, kinh tế của những người dân từ nơi khác đến. Cứ 3 người dân ở TP.HCM thì có 2 người từ nơi khác đến, người còn lại cũng là dân tỉnh. Như vậy, họ phải sống dựa vào các khu chế xuất, khu công nghiệp - nơi cho họ miếng ăn để họ tồn tại. Theo quy hoạch thì cứ 5.000 dân thì phải có nhà trẻ, có chợ, có cửa hàng, trung tâm y tế... nhưng thực tế vẫn chưa đạt được.

"Chúng ta chỉ xây được các khu nhà trọ cho công nhân. Còn những khu như Phú Mỹ Hưng quy hoạch thì tốt nhưng nếu nhập Phú Mỹ Hưng vào với Nhà Bè thì không chỉ riêng Nhà Bè mà các khu ngoại thành khác cũng trở thành khu đô thị bình dân”, ông Tất phân tích và cho rằng, chúng ta không muốn phân biệt người giàu và nghèo nhưng thực chất trong xã hội, mức sống của người giàu và nghèo có khoảng cách lớn.

Từ đó, ông Tất kiến nghị phải quan tâm đến các khu đô thị chuyển tiếp, ở đó Nhà nước tập trung vào đầu tư hạ tầng, kỹ thuật: “Còn riêng với nhà ở xã hội thì Nhà nước phải làm sao trong các khu đô thị mới, chủ đầu tư phải bỏ ra 20% diện tích xây dựng làm nhà ở xã hội và phải đồng bộ các tiện ích như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, siêu thị sao cho có cùng chi phí với mức sinh hoạt của những người nghèo". 

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia hoàn toàn ủng hộ việc phát triển khu đô thị Nhà Bè nhưng phải với góc nhìn quy hoạch và gắn với cuộc sống của những người nghèo, đồng thời phải quan tâm đến môi trường sống của họ.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia hoàn toàn ủng hộ việc phát triển khu đô thị Nhà Bè nhưng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và gắn với cuộc sống của những người nghèo, đồng thời phải quan tâm đến môi trường sống của họ

Ủng hộ việc phát triển khu đô thị Nhà Bè, ông Tất nói rằng phải gắn với cuộc sống của những người nghèo, phải quan tâm đến môi trường sống của họ, xem xét các quỹ đất ở ngoại thành, các khu chế xuất đáp ứng được nhu cầu này để cho những người nghèo có thể hạnh phúc với môi trường sống.

Ông Phan Chánh Dưỡng cũng đồng tình với ý kiến của KTS Nguyễn Văn Tất, ông nói cần chú ý đến đời sống của người dân sau khi được đền bù tiền giải phóng mặt bằng cho việc phát triển đô thị, ông nói: Khi tôi làm khu chế xuất, tôi thấy đất đai không phải là tư liệu sản xuất mà còn là môi trường sống của con người, vì thế khi phát triển các khu đô thị, phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng sống của những người nghèo nơi đó. 

Bên cạnh đó, GS Phan Văn Trường cho rằng với đặc điểm quy mô hộ gia đình khá lớn, nhất là có tỷ lệ dân tạm trú (theo quy đổi) rất cao so với các huyện ngoại thành, huyện Nhà Bè cần chú trọng chăm lo nhà ở cho người dân, phát huy lợi thế về đầu tư xây dựng quỹ nhà chung cư trên địa bàn, tạo lập thêm nhiều dự án nhà ở xã hội. Ông nhấn mạnh: Nếu chúng ta xác định xây dựng Nhà Bè thành khu đô thị phát triển thì cần quan tâm đến vấn đề an sinh, nhà ở cho người dân. Chúng ta không thể dồn người có thu nhập thấp về nơi ở có mức sinh hoạt cao, giá cả đắt đỏ. Ngoài ra, huyện cũng cần xem xét cải tiến các khâu trong cung ứng dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và kiểm soát mức giá dịch vụ đối với người dân cho phù hợp.

Bài 2: Cần có chiến lược và quy định rõ ràng

Bài cuối: Giải pháp phát triển khu đô thị phía Nam TP.HCM

Nhóm phóng viên