Việt Nam có thể đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050, giảm 20% phát thải CO2 và thuế các-bon
Công nghệ - Ngày đăng : 08:00, 21/09/2022
Các tổ máy động cơ khí đốt chạy bằng máy tự nhiên |
Theo Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 “Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính.”
Dưới bối cảnh đó, Wärtsilä - Tập đoàn công nghệ toàn cầu về năng lượng đã nghiên cứu viễn cãnh và lộ trình trong ngắn và dài hạn giúp Việt Nam đạt Net zero thông qua báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Báo cáo này cho thấy sự kết hợp giữa năng lượng tái tạo và nguồn điện linh hoạt đến từ các động cơ ICE và hệ thống pin tích trữ năng lượng có thể đáp ứng tin cậy sự gia tăng nhu cầu điện mạnh mẽ của Việt Nam, vốn đã tăng khoảng 10% mỗi năm trong thập kỷ qua – nhanh hơn tất cả các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt là sau khi tính toán giá các-bon theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nghiên cứu cho thấy rằng chi phí LCOE của hệ thống điện Net zero thấp hơn ít nhất 20% so với kịch bản “Thông thường” (BAU) của mô hình không có giới hạn phát thải và giúp hệ thống này tránh được gần 28 tỷ USD thuế các-bon dự báo mỗi năm vào năm 2050.
Ông Phạm Minh Thành- Giám đốc quốc gia Việt Nam, mảng năng lượng, Tập đoàn Wärtsilä, cho biết: “Kết quả của nghiên cứu cho thấy rõ cơ hội đang trong tầm tay ngành năng lượng tại Việt Nam. Với việc tạo ra một hệ thống điện dựa vào các nguồn NLTT, Việt Nam có thể giải quyết vấn đề về sự biến động của nhiên liệu hóa thạch và các ràng buộc giảm phát thải, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong tương lai.”
Kết quả nghiên cứu được công bố trong bản báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại Đông Nam Á đã mô phỏng các lộ trình mang tính khả thi để hướng đến mục tiêu Net zero của ba hệ thống điện lớn ở Đông Nam Á: Việt Nam, đảo Sulawesi ở Indonesia, và đảo Luzon ở Philippines.