Cách nâng cao “lòng trung thành” của khách hàng với doanh nghiệp

Dịch vụ mới - Ngày đăng : 01:00, 19/10/2022

Theo Gartner Group có tới 67% khách hàng trung thành mua sắm online trong một tháng. Nếu để tuột mất con số này sẽ là một thất thoát lớn cho các doanh nghiệp.

Lựa chọn được nhiều mặt hàng ưa thích, nhưng không phải đi xa

“Khi dịch Covid-19 bùng phát, tôi bắt đầu có thói quen mua sắm qua các kênh online nhiều hơn. Vì không phải ra ngoài chọn lựa mặt hàng, chỉ cần ở nhà lướt điện thoại là đã có mọi thứ cần mua và có người mang tới tận nhà. Đến bây giờ hết dịch bệnh, nhưng tôi vẫn giữ thói quen mua sắm này”, chị Vân Anh - nhân viên văn phòng tại Thanh Xuân - Hà Nội cho biết.

Khi dịch Covid-19 lên đỉnh điểm cùng sự bùng phát của thời kỳ chuyển đổi số, thói quen mua sắm của chị Vân Anh đã thay đổi. Chỉ với một chiếc điện thoại trên tay, là cô đã mua được mọi thứ mình cần mà chẳng phải đi rời khỏi nhà. “Có lần đi mua hàng mà tôi không hình dung được mình cần mua ở đâu, cửa hàng nào”, chị Vân Anh kể. Thậm chí, bây giờ nếu cần phải mua sắm điều đầu tiên là chị Vân Anh tìm kiếm trên mạng, kể cả lương thực hay những vật dụng nhỏ như tất, móc quần áo… “Tôi cảm thấy rất tiện lợi. Nhiều mặt hàng tôi có thể lựa chọn, lại không phải đi xa”, cô vui vẻ nói.

Anh Hoàng Hòa - một nhân viên bất động sản tại Hà Nội cũng đã quen với việc mua sắm online. Có khi dù có đi qua những cửa hàng có sản phẩm cần mua, anh cũng không để tâm đến. “Đôi khi mua hàng online còn có nhiều mã giảm giá, rẻ hơn giá tại cửa hàng. Bởi thế, dù công việc có di chuyển nhiều tôi vẫn quen mua hàng online hơn”, anh Hoàng Hòa nói.

Chị Nga, chủ một cửa hàng trên kênh mua sắm online cho biết, có rất nhiều khách hàng thân quen, quay lại mua những mã khác sau khi đã mua một lần. “Nhờ chất lượng hàng tốt, thêm những chính sách khuyến mãi, nên thương hiệu của tôi được mọi người tin tưởng và quay lại mua hàng rất nhiều”, chị Nga cho biết.

Theo một số liệu thống kê, hiện nay có tới 50,4% khách hàng chọn mua sắm trên smartphone, 69,4% thời gian sử dụng App mua sắm. Thời buổi công nghệ 4.0 phát triển, khách hàng ngày càng ưa chuộng sự tiện dụng, nhanh gọn và tính đa dạng trong thói quen mua sắm. Mặc dù có thách thức nhưng đây chính là cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là có được “lòng trung thành” của mỗi khách hàng trên những kênh mua sắm online.

Doanh nghiệp được lợi từ “lòng trung thành” của khách hàng

Không chỉ những doanh nghiệp nhỏ, kể cả những thương hiệu lớn như Apple có tới 90,5% người dùng Iphone hiện tại sẽ tiếp tục gắn bó với Apple sau này. Và chi phí thu hút khách hàng mới cao hơn gấp 5 lần so với khách hàng cũ. Theo thống kê có khoảng 65% doanh thu của các thương hiệu đến từ những khách hàng trung thành.

Việc các doanh nghiệp có một lượng khách hàng trung thành sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo dựng danh tiếng, bởi quảng cáo truyền miệng luôn là một trong những kênh tiếp thị mạnh mẽ. Khách hàng trung thành có khả năng lan tỏa danh tiếng của thương hiệu đến các khách hàng tiềm năng khác.

Thời buổi công nghệ 4.0 phát triển, khách hàng ngày càng ưa chuộng sự tiện dụng, nhanh gọn và tính đa dạng trong thói quen mua sắm.

Thời buổi công nghệ 4.0 phát triển, khách hàng ngày càng ưa chuộng sự tiện dụng, nhanh gọn và tính đa dạng trong thói quen mua sắm

Để có được sự trung thành từ khách hàng, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tạo dựng được niềm tin với họ bằng cách tạo ra những sản phẩm chất lượng. Các doanh nghiệp sẽ được tăng tính cạnh tranh về giá, giảm bớt chi phí quảng cáo khi chăm sóc những khách hàng mới, dễ bán chéo sản phẩm cho khách trung thành. Nếu có một đội ngũ khách hàng trung thành, doanh nghiệp có thể mất một vài khách hàng do đối thủ cạnh tranh giảm giá thành sản phẩm để thu hút mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu.

Theo Abaha, muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần chú trọng nâng tầm thương hiệu cùng với một đội ngũ chăm sóc khách hàng có tâm. Coi trọng trải nghiệm của khách hàng, đề cao “lòng trung thành” trong từng sản phẩm và chiến dịch. Tạo ra một hành trình chỉn chu tăng trải cho nghiệm khách hàng từ những bước đầu tiên, từ đó sẽ mang đến một lượng khách hàng trung thành lớn. 

Sakuko - chuỗi siêu thị hàng Nhật có lượng khách hàng trung thành cao nhờ chú trọng dịch vụ khách hàng

Sakuko - chuỗi siêu thị hàng Nhật Bản có lượng khách hàng trung thành cao nhờ chú trọng dịch vụ khách hàng

Việt Nam đang bước vào con đường chuyển đổi số. Hiện nay mỗi doanh nghiệp nên thay đổi, để bản thân là một trong những công cụ lựa chọn mua sắm hữu dụng trên mobile.

Việc chăm sóc, mang lại trải nghiệm tốt trong tất cả các bước là điều cần thiết để khách hàng đặt sự tin tưởng, đó là bảo chứng cho sự ảnh hưởng của thương hiệu. Qua đó mang tới những giá trị thiết thực ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng cũng như doanh thu của doanh nghiệp.

“Abaha đề cao quá trình trải nghiệm của khách hàng từ những bước nhỏ nhất. chúng tôi biến bản thân mình thành đòn bẩy giúp các doanh nghiệp tìm thấy khách hàng trung thành, tương tác và giữ chân họ nhờ một hành trình mua hàng uy tín, tăng trải nghiệm. Đồng thời, chúng tôi luôn có các giải pháp về dịch vụ khách hàng, kết nối khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này sẽ giải quyết được bài toán khó về lượng khách hàng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp”, ông Phan Tùng - CEO Abaha Global chia sẻ.

Bích Ngọc