TP.HCM: 4 nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm
Trong nước - Ngày đăng : 06:00, 09/12/2022
Đại biểu Trần Quang Thắng đặt câu hỏi, năm 2023 dự kiến sẽ cần 71.000 tỷ đồng cho đầu tư công, trong đó vốn địa phương 55.000 tỷ đồng. Để đạt GRDP 7,5-8% thì từ bây giờ có giải pháp gì để đạt tỷ lệ giải ngân trên 95%?
Trả lời Đại biểu Trần Quang Thắng - ông Mãi cho biết, TP.HCM là địa phương tự cân đối nguồn lực, Trung ương giao số tiền thì TP.HCM phải tìm đủ số tiền đó để chi. TP.HCM được phân bổ số vốn đầu tư công khá lớn, Trung ương giao cho TPHCM 55.000 tỷ đồng, TP.HCM rà soát cân đối có thể có được 45.000 tỷ đồng, còn “thiếu” 10.000 tỷ đồng thì có thể cân nhắc ở một số lĩnh vực, như rà lại đấu giá nhà đất, vay nợ chính quyền địa phương, hay tăng nguồn thu từ các nội dung liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù của Thành phố.
Theo ông Mãi cho biết, TPH.CM là địa phương tự cân đối nguồn lực, Trung ương giao số tiền thì TP.HCM phải tìm đủ số tiền đó để chi. TP.HCM được phân bổ số vốn đầu tư công khá lớn, Trung ương giao cho TP.HCM 55.000 tỷ đồng, TP.HCM rà soát cân đối có thể có được 45.000 tỷ đồng, còn “thiếu” 10.000 tỷ đồng thì có thể cân nhắc ở một số lĩnh vực, như rà lại đấu giá nhà đất, vay nợ chính quyền địa phương, hay tăng nguồn thu từ các nội dung liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù của Thành phố.
Ông Phan Văn Mãi phát biểu tại kỳ họp |
Về tình trạng giải ngân vốn đầu tư công 2022 chậm có 4 nguyên nhân chính. Đó là chuẩn bị hồ sơ các dự án, nhất là các dự án từ nhiệm kỳ trước chuyển sang. Nên các dự án tới đây sẽ phải chuẩn bị kỹ hồ sơ, từ nay đến hết quý I/2023 sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ, để thấy đơn vị nào có thể hoàn thành.
Nguyên nhân về giải phóng mặt bằng, là câu chuyện quy hoạch, phối hợp giữa các sở ngành địa phương, thẩm định giá để hoàn thiện, tinh thần là sẽ phối hợp chặt chẽ, rà soát ngay từ đầu để thực hiện cho tốt. Năm 2022 đến nay mới chỉ đạt 21% số tiền giải ngân cho giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân do phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết vướng mắc từng dự án cụ thể; nguyên nhân về trách nhiệm của chủ đầu tư. Năm 2022 đã nói việc điều chuyển vốn, nhưng chưa thực hiện được nhiều.
Về các tổ công tác, UBND TP.HCM đã lập 3 tổ công tác. Đó là tổ ODA, tổ dự án có vốn lớn, tổ giải phóng mặt bằng. Tổ giải phóng mặt bằng hoạt động hàng tuần, làm việc với các địa phương có diện tích giải phóng mặt bằng lớn như TP. Thủ Đức để triển khai. Các dự án ODA đến nay rất khó khăn dù chúng ta đã nỗ lực. Thủ tục với các nhà tài trợ, bộ ngành Trung ương… trên cơ sở tháo gỡ vướng mắc của năm 2022, ngay từ đầu năm phải có kế hoạch tiến độ, xác định trách nhiệm. Năm 2023 sẽ khắc phục những hạn chế của năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ.