Sự độc đáo trong lễ hằng thuận của con gái doanh nhân Chu Thị Hồng Anh

Thư giãn - Ngày đăng : 09:48, 15/12/2022

Cô con gái đầu lòng TiTi Ngọc Chu của nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh vừa làm lễ hằng thuận cùng chú rể Vignesh Venugopal (người Malaysia, gốc Ấn Độ) tại chùa cổ Non Nước, thành phố Ninh Bình. Đặc biệt gây ấn tượng tốt đẹp với khách tham dự, là lễ hằng thuận này được tổ chức kết hợp giữa nghi lễ văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc.
, ngoài phần nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tinh thần Phật giáo thì lễ hằng thuận còn có thêm phần trình diễn của đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương.

Ngoài phần nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tinh thần Phật giáo thì lễ hằng thuận còn có thêm phần trình diễn của đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương. Ảnh: Huỳnh Anh

Theo đó đám cưới đã được diễn ra 2 ngày, 2 đêm vào đầu tháng 12, với gần 200 khách mời đến từ nhiều quốc gia đã được đón tiếp rất chu đáo tại Emeralda Resort, là khu nghỉ dưỡng sang trọng tại Bắc Trung bộ. Kiến trúc của Emeralda resort là kiến trúc của làng quê Bắc bộ ngày xưa với những mái nhà truyền thống gợi cảm xúc đầy hoài niệm về một miền quê xưa còn lưu dấu đến hôm nay.

-2636-1671107226.jpg

Niềm hạnh phúc của đôi tân lang - tân nương thể hiện qua nụ cười rạng rỡ. Ảnh: Huỳnh Anh

Lễ hằng thuận của cô dâu TiTi Ngọc Chu và chú rể Vignesh Venugopal vinh dự được Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình chứng minh chủ trì buổi lễ. Thượng tọa Thích Thanh Dũng - Ủy viên Thường trực, Phó Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình thực hiện nghi thức trao nhẫn cho cô dâu và chú rể. Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của 16 vị hòa thượng, thượng tọa, chư tăng thường trực trong Ban trị sự GHPGVN thành phố Ninh Bình, và các huyện trực thuộc tỉnh Ninh Bình. 

Lễ hằng thuận của cô dâu TiTi Ngọc Chu và chú rể Vignesh Venugopal vinh dự được Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình chứng minh chủ trì buổi lễ

Lễ hằng thuận của cô dâu TiTi Ngọc Chu và chú rể Vignesh Venugopal vinh dự được Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình chứng minh chủ trì buổi lễ. Ảnh: Huỳnh Anh

ễ hằng thuận này được tổ chức kết hợp giữa nghi lễ văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc

Lễ hằng thuận này được tổ chức kết hợp giữa nghi lễ văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc. Ảnh: Huỳnh Anh

Thượng tọa Thích Thanh Dũng - Ủy viên Thường trực, Phó Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình thực hiện nghi thức trao nhẫn cho cô dâu và chú rể

Thượng tọa Thích Thanh Dũng - Ủy viên Thường trực, Phó Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình thực hiện nghi thức trao nhẫn cho cô dâu và chú rể. Ảnh: Huỳnh Anh

Lễ hằng thuận đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm ngay nơi điện thờ trăm năm tuổi. Cùng với sợ tận tình hướng dẫn đạo lý vợ chồng trong đời sống hôn nhân theo tinh thần Phật giáo cho cô dâu, chú rể bởi Thượng tọa Thích Minh Quang. Đặc biệt, ngoài phần nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tinh thần Phật giáo thì lễ hằng thuận còn có thêm phần trình diễn của đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương.

ễ hằng thuận đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm ngay nơi điện thờ trăm năm tuổi

Lễ hằng thuận đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm ngay nơi điện thờ trăm năm tuổi. Ảnh Huỳnh Anh

-4902-1671107226.jpg

Chư tăng cầu Phật gia hộ cho tân lang - tâng nương trăm năm hạnh phúc. Ảnh: Huỳnh Anh

-6837-1671107227.jpg

Đông đảo chư tăng chứng minh hôn sự. Ảnh: Huỳnh Anh

Cung thỉnh Thượng tọa Thích Minh Quang – Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình

Cung thỉnh Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình tham gia hôn lễ. Ảnh: Huỳnh Anh

đội múa lân sư rồng

Đội múa lân sư rồng trình diễn cung thỉnh chư tăng tiến về lễ đài. Ảnh: Huỳnh Anh

Chư tăng và tân lang - tân nương cùng gia đình chụp ảnh lưu niệm

Chư tăng và tân lang - tân nương cùng gia đình chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Huỳnh Anh.

ngoài phần nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tinh thần Phật giáo thì lễ hằng thuận còn có thêm phần trình diễn của đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương.

Ngoài phần nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tinh thần Phật giáo thì lễ hằng thuận còn có thêm phần trình diễn của đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương. Ảnh: Huỳnh Anh

Đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương

Đội múa lân sư rồng chúc phúc cho tân lang - tân nương. Ảnh: Huỳnh Anh

Đặc sắc hơn, chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc do nhạc sĩ Nguyễn Quang làm tổng đạo diễn; nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long chịu trách nhiệm với sự tham gia của gần 30 nghệ sĩ, nghệ nhân, nghệ sĩ nhân dân đến từ các tỉnh, thành phía Bắc trực thuộc các đơn vị như Nhà hát Tuồng Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy Âm nhạc dân tộc Việt Nam; Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình; Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nam Định.

Đoàn khách tham dự buổi tiệc đã được thưởng ngoạn những tiết mục nghệ thuật cổ truyền đặc sắc

Đoàn khách tham dự buổi tiệc đã được thưởng ngoạn những tiết mục nghệ thuật cổ truyền đặc sắc. Ảnh: Huỳnh Anh

Nghệ nhân Hát văn Hà Nội Trúc Du (áo xanh), nghệ nhân Hát Xẩm trẻ Bùi Công Sơn (Giải A LH Hát Xẩm Ninh Bình mở rộng 2022) cùng các nghệ nhân trẻ tỉnh Ninh Bình trình diễn trong Lễ Hằng Thuận

Nghệ nhân Hát văn Hà Nội Trúc Du (áo xanh), nghệ nhân Hát Xẩm trẻ Bùi Công Sơn (Giải A Liên hoan Hát Xẩm Ninh Bình mở rộng 2022) cùng các nghệ nhân trẻ tỉnh Ninh Bình trình diễn trong Lễ Hằng Thuận. Ảnh: Huỳnh Anh

-9656-1671108485.jpg

Một tiết mục trình diễn trong hôn lễ. Ảnh Huỳnh Anh

Đoàn khách tham dự buổi tiệc đã được thưởng ngoạn những tiết mục nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, thuộc vào các thể loại đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật “Lễ hằng thuận tổ chức tại chùa Non Nước rất đặc sắc. Từ việc bày trí, phông nền cho đến âm nhạc, tạo nên một khung cảnh rất ấm cúng, mang nét văn hóa sâu sắc của người Việt Nam. Tôi nghĩ có lẽ không có một nước nào có một đám cưới như thế này. Tôi rất trân trọng cảm ơn vì đã được đến tham dự”, TS. Nguyễn Đình Nhân - Ủy viên Hội đồng chuyên môn ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Viện Y học Cổ truyền Quân Đội, chia sẻ cảm xúc khi tham dự buổi lễ hằng thuận.

Theo đó, không gian lễ hằng thuận đã được trang trí thiết kế hài hòa giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, tôn vinh nét đẹp cổ truyền như khung sân khấu được kết từ vải lụa Hà Đông, phông nền dựng bằng mô hình quạt xếp, phông quạt in hình bức tranh Đông Hồ nổi tiếng - Đám cưới Chuột, chính giữa là logo tên viết tắt của cô dâu TiTi Ngọc Chu  và chú rể Vignesh Venugopal. 

Ngoài ra Background để đón tiếp khách chụp hình lưu niệm được là 4 bức tranh sơn mài (có kích thước mỗi tấm 45cm X 180cm), lấy từ ý tưởng của doanh nhân Chu Thị Hồng Anh, họa sĩ Vũ Hòa đã hình thiếu nữ cầm, kỳ, thi, họa trong trang phục áo dài Bắc bộ, phía trước còn trưng bày bốn bình bông tùng, trúc, cúc, mai.

Ngoài ra background để đón tiếp khách chụp hình lưu niệm được là 4 bức tranh sơn mài hình thiếu nữ cầm, kỳ, thi, họa trong trang phục áo dài Bắc bộ, phía trước còn trưng bày bốn bình hoa tùng, trúc, cúc, mai. Ảnh: Huỳnh Anh

Ngoài ra background để đón tiếp khách chụp hình lưu niệm được là 4 bức tranh sơn mài (có kích thước mỗi tấm 45cm X 180cm), lấy từ ý tưởng của doanh nhân Chu Thị Hồng Anh, họa sĩ Vũ Hòa đã hình thiếu nữ cầm, kỳ, thi, họa trong trang phục áo dài Bắc bộ, phía trước còn trưng bày bốn bình bông tùng, trúc, cúc, mai. 

Những chiếc lồng chim, bình sứ, đèn sứ được dùng để trang trí xung quanh cùng với hàng trăm loài hoa đặc trưng của miền bắc như hoa mận, hoa đào cùng những loại hoa sang trọng ngoại nhập đã điểm xuyến cho không gian chùa cổ thêm phần thanh tao, đầy tính duy mỹ nghệ thuật, tinh tế và không có một chút nào khoa trương, càng tô thêm phần sắc sảo cho ý tưởng mà chủ nhân buổi lễ mong muốn mang đến. 

Nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh còn cẩn thận đặt may gối quỳ, khăn trải bàn, khăn lót, ở mỗi góc khăn được thêu thủ công tên của cô dâu, chú rể. Đặt làm riêng bộ chén bát gốm Bát Tràng có khắc tên cô dâu chú rể. 

Nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh còn cẩn thận đặt may gối quỳ, khăn trải bàn, khăn lót, ở mỗi góc khăn được thêu thủ công tên của cô dâu, chú rể. Đặt làm riêng bộ chén bát gốm Bát Tràng có khắc tên cô dâu chú rể

Nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh còn cẩn thận đặt may gối quỳ, khăn trải bàn, khăn lót, ở mỗi góc khăn được thêu thủ công tên của cô dâu, chú rể. Đặt làm riêng bộ chén bát gốm Bát Tràng có khắc tên cô dâu chú rể. Ành: Huỳnh Anh

Chiếc bánh kem cũng đặc sắc với hình ảnh trang trí là bức tranh Đông Hồ Đám cưới Chuột, những chiếc bánh cup-cake cũng được trang trí tên cô dâu, chú rể, bánh macaron in chữ song hỷ, cành hoa để bày trí một bàn tiệc riêng dành tặng cho hai con nhân ngày trọng đại.  

Để phục dựng mâm cỗ cưới người Hà Nội xưa từ hàng trăm năm trước, chủ nhân bữa tiệc đã mang đến cho thực khách những món ăn như gà đồi nấu đông để nguyên xương, giò nạc và giò thủ, nem rán không có tôm, cua với dưa góp, khô mực xào với su hào, bông bí xào rau thập cẩm, dưa cải muối, hành muối, canh măng nấu chân giò, bánh chưng, bánh giầy… Riêng mâm cỗ tại chùa với thực đơn hơn 20 món do chính tay các thầy đứng ra đảm trách nấu nướng, đa phần đều là những món chay thanh đạm đậm chất Bắc bộ như giò đậu, nộm củ đậu, lạc, xôi vò, chè đường, chuối nấu đậu, chà phù trúc… đưa người thưởng thức về với miền nhớ thân thương. 

Bà Rose Leng - Từng là Giám đốc Maketing tại ngân hàng HSBC châu Á Thái Bình Dương, và hiện đang là Giám đốc điều hành Barons & Company, có thời gian làm việc với doanh nhân Hồng Anh gần 20 năm chia sẻ: “Chị Hồng Anh luôn làm điều khác biệt và chỉ có chị ấy mới làm được chuyện này. Tôi chưa bao giờ tham dự một đám cưới với kiểu nghi lễ rất hoành tráng như thế này. Âm nhạc truyền thống của Việt Nam thật tuyệt vời, những món ăn chay cũng rất ngon…”.

Ngoài lễ hằng thuận được tổ chức tại chùa cổ Non Nước, trước đó một ngày, chương trình rước dâu trên thuyền hoa tại khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An cũng đã diễn ra vô cùng độc đáo.

Ngoài lễ hằng thuận được tổ chức tại chùa cổ Non Nước, trước đó một ngày, chương trình rước dâu trên thuyền hoa tại khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An cũng đã diễn ra vô cùng độc đáo. Ảnh: Huỳnh Anh

Đám cưới đã đưa khách mời trở về với vùng đất Thánh, hơn 50 thuyền ghe cùng những liền anh liền chị từ xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, Bắc Giang cùng góp những làn điệu Quan Họ duyên dáng để đưa cô dâu, chú rể chiêm ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ của núi non, hang động trầm tích hơn 250 triệu năm, viếng thăm đền các Vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Chú rể là người nước ngoài cũng nhân đây được hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, vẻ đẹp thắng cảnh của quê hương cô dâu.

hơn 50 thuyền ghe cùng những liền anh liền chị từ xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, Bắc Giang cùng góp những làn điệu Quan Họ

Hơn 50 thuyền ghe cùng những liền anh liền chị từ xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, Bắc Giang cùng góp những làn điệu Quan Họ. Ảnh: Huỳnh Anh

“Rất khác biệt khi Hồng Anh tổ chức cho những người bạn của mình đi trên thuyền vòng quanh như thế này, có rất nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta đã có những khoảnh khắc rất vui và thú vị!”, ông Laurent Genet - Tổng giám đốc Audi Việt Nam thích thú nói.

Chú rể là người nước ngoài cũng nhân đây được hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, vẻ đẹp thắng cảnh của quê hương cô dâu

Chú rể là người nước ngoài, cũng nhân đây được hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, vẻ đẹp thắng cảnh của quê hương cô dâu. Ảnh: Huỳnh Anh

Lễ cưới đã khép lại nhưng dư âm cảm xúc dường như vẫn còn đọng lại mãi trong lòng khách mời. Tâm sức mà doanh nhân Chu Thị Hồng Anh đã dành cho con gái và trên hết là tấm lòng với bạn bè, thân hữu, tình yêu sâu sắc với truyền thống dân tộc Việt Nam, thật đáng trân quý.

Bích Ngọc