Vượt trở ngại để tái cấu trúc

DOMINIC PATRICK MELLOR - Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Phát triển châu Á| 26/06/2012 00:15

Việc triển khai thành công các kế hoạch cải cách sẽ là chìa khóa đưa Việt Nam quay lại lộ trình tăng trưởng bền vững.

Vượt trở ngại để tái cấu trúc

Việc triển khai thành công các kế hoạch cải cách sẽ là chìa khóa đưa Việt Nam quay lại lộ trình tăng trưởng bền vững. Ngược lại, những chậm trễ về cải cách sẽ ẩn chứa những rủi ro phát sinh và phí tổn cao về mặt tài khóa.

Đọc E-paper

Việc xác định trình tự cải cách và các sáng kiến chính sách đóng vai trò tối quan trọng vì Chính phủ không thể cải cách tất cả mọi vấn đề cùng lúc. Điều này sẽ dẫn đến sự quá tải về năng lực và có thể có kết cục thất bại.

Xác định trình tự đúng đắn là một nội dung quan trọng trong nghị trình cải cách của Việt Nam. Hiện tại, ý chí chính trị nhằm theo đuổi cải cách có thể sẽ suy giảm nếu ta không thấy được kết quả tích cực có hướng đi lên.

Tiếp cận toàn diện hướng tới tái cấu trúc nền kinh tế, có rất nhiều thách thức liên quan đến nghị trình của Chính phủ trong cải cách DNNN, khu vực tài chính, cũng như cải cách hành chính công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công. Nếu không xác định trình tự đúng, khó có thể đạt được kết quả như mong đợi.

Ưu tiên cao nhất là các biện pháp có sự ủng hộ rộng rãi, ít phải đối mặt với nguy cơ cản trở và giải quyết được những rủi ro ngắn hạn. Chẳng hạn như khuyến khích công chúng tham gia tiến trình cải cách và phát triển; công khai nhiều dữ liệu hơn về khu vực tài chính; đưa ra một bộ tiêu chí chung nhằm đánh giá tiến độ cải cách và thiết kế cẩn trọng lộ trình cải cách định hướng triển khai theo trình tự thời gian.

Việc thực hiện Chương trình đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) sẽ giúp xác định và lượng hóa được chính xác mức độ rủi ro, đồng thời đưa ra một loạt những khuyến nghị ưu tiên về tái cơ cấu khu vực tài chính. Chính quyền địa phương và các bộ chủ quản có thể hưởng lợi khi được phép thử nghiệm một số cải cách, những điển hình thành công sẽ được nhân rộng.

Các nhóm lợi ích cản trở thay đổi sẽ cảm thấy khó tranh cãi khi mô hình thành công. Cải cách thành công ở cấp địa phương cũng sẽ tạo ra những điển hình tiên phong, khi thấy được những lợi ích hữu hình của chính sách mới. Hơn nữa, chỉ với cách học hỏi qua hành động thì các vấn đề trong triển khai mới trở nên rõ ràng và các vấn đề đó có thể được giảm thiểu trước khi nhân rộng. Điều này cũng sẽ góp phần giảm khả năng gây cản trở.

Do sự phức tạp của việc chuyển đổi thành công các DNNN lớn, những lợi ích riêng liên quan, cải cách khu vực DNNN có thể được hưởng lợi từ những cách tiếp cận thật sự thực dụng và theo lộ trình, ban đầu chỉ tập trung vào một số DNNN lựa chọn.

Quan trọng không kém là bản thân các DNNN thí điểm cũng phải thể hiện sự cam kết đầy đủ với quy trình chuyển đổi, đặc biệt ở các cấp quản lý và lãnh đạo. Giai đoạn thí điểm nếu chuyển đổi được thành công một số DNNN lựa chọn sẽ tạo đà tiếp tục tái cấu trúc DNNN.

Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng kinh nghiệm cả tích cực và tiêu cực của các nước lớn trong khu vực liên quan đến việc củng cố hệ thống ngân hàng và phát triển thị trường tài chính, cải cách DNNN, nhằm xây dựng một khu vực tài chính mạnh hơn, cạnh tranh hơn và có khả năng chịu đựng tốt hơn trước các biện pháp kiểm soát cẩn trọng.

Bài học quan trọng rút ra từ khủng hoảng tài chính ở châu Á là cần tăng cường giám sát tài khóa và cần có những quy định cụ thể trước khi tiến hành tự do hóa thị trường tài chính.

Khi nỗ lực nhân rộng thông lệ tốt trên quốc tế, Chính phủ cần cân nhắc thận trọng năng lực thể chế hiện tại ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo phải nhân rộng được đúng các nguyên tắc cải cách căn bản. Một số quốc gia đã lập ra các công ty quản lý vốn nhà nước (SHC) để quản lý hiệu quả tài sản thương mại của nhà nước, như: Temasek tại Singapore (thành lập năm 1974) Khazanah tại Malaysia (2003)..., lần lượt quản lý khoảng 20, 50 pháp nhân.

Tại các nước này, một lượng lớn các DNNN bị bỏ qua, trọng tâm là tạo điều kiện đem lại kết quả tích cực đối với những tài sản quan trọng nhất. Nhưng ngược lại, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam (SCIC), thành lập năm 2005, lại có danh mục hiện hành gồm 500 công ty và phần nhiều trong đó kinh doanh không có lợi nhuận, cần tái cấu trúc. Con số này sẽ càng tăng lên với kế hoạch cổ phần hóa đầy tham vọng của Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015.

Tăng cường minh bạch là trọng tâm của cải cách. Việc công khai hiệu quả tài chính của các DN và ngân hàng sẽ đưa ra những tín hiệu rõ ràng rằng Chính phủ có sự cam kết và quyết tâm tiến hành các biện pháp cần thiết để thúc đẩy các cuộc cải cách đầy thách thức. Tăng cường minh bạch tài khóa, thực hiện đánh giá chi tiêu công một cách độc lập và sâu sắc sẽ giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Bản thân quy trình cải cách sẽ có lợi khi thông tin được cập nhật nhiều hơn về tiến độ so với mức ban đầu và mục tiêu của Chính phủ.

Tình trạng thiếu thông tin hiện nay và cơ chế báo cáo còn nhiều bất cập đang gây ra những khó khăn trong việc xác định mức độ hiệu quả của cải cách trong phát triển kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vượt trở ngại để tái cấu trúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO