Việc sử dụng luật sư phải trở thành tư duy, ý thức của DN

DUY KHUÊ thực hiện| 15/10/2015 06:49

Tiến trình cải cách tư pháp được đánh giá diễn ra khá mạnh mẽ. Thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn khoảng cách giữa chủ trương cải cách tư pháp với các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

Việc sử dụng luật sư phải trở thành tư duy, ý thức của DN

Tiến trình cải cách tư pháp được đánh giá diễn ra khá mạnh mẽ. Thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn khoảng cách giữa chủ trương cải cách tư pháp với các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Ông Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đã chia sẻ về vấn đề này.

Đọc E-paper

* Ông đánh giá thế nào về những bình luận cải cách tư pháp trong thời gian qua từ cộng đồng doanh nghiệp (DN)?

- Sau Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã bắt tay vào việc đổi mới lập pháp, đã có một số thành công nhất định. Sau đó, đầu những năm 2000, Việt Nam bắt đầu cải cách hành chính. Ai cũng thấy tư pháp là vô cùng quan trọng. Lấy ví dụ, nếu một tranh chấp mà xử không công bằng, lẽ ra làm ăn chính phải được bảo vệ thì lại bị thua kiện chẳng hạn.

Điều này rõ ràng sẽ làm nản lòng bất kỳ doanh nhân nào, kể cả doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cho nên, Việt Nam mới chủ trương cải cách tư pháp một cách quyết liệt, tập trung, đảm bảo theo kịp cải cách về lập pháp và hành chính. Tháng 6/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 49-NQ/TW Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 càng cho thấy tầm quan trọng của cải cách tư pháp.

Trọng tâm của cải cách tư pháp là cải cách Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật Hình sự, để tiếp cận với chuẩn mực của nền kinh tế thị trường trong một nhà nước pháp quyền, như ban hành luật về phá sản, luật về phòng chống tham nhũng... Nhưng sau hơn 10 năm vẫn còn nhiều điều trong Nghị quyết 49-NQ/TW chưa làm được.

* Ông từng thẳng thắn thừa nhận hệ thống pháp luật Việt Nam thuộc vào loại phức tạp nhất thế giới khi trả lời chất vấn của Quốc hội vào giữa năm 2014. Vậy theo Bộ trưởng, bao giờ sự phức tạp này chấm dứt?

- Theo báo cáo của 63 tỉnh - thành, hiện nay đang có trên một triệu văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi rất nhiều cấp, từ cấp bộ, ngành, đến cấp tỉnh - thành phố, quận - huyện, thậm chí là cấp xã - phường. Nên vừa qua, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp phối hợp với các địa phương rà soát, hệ thống lại các văn bản pháp quy, cái gì thật cần thì để lại hoặc sửa đổi, ngược lại thì hủy.

Đồng thời làm gọn từ một triệu văn bản xuống còn vài trăm văn bản để tránh gây phiền hà cho người dân và DN. Khi tham gia đàm phán các hiệp định thương mại, luật sư các nước, đặc biệt giới luật sư Mỹ biết rất rõ hệ thống pháp luật của Việt Nam, họ yêu cầu các thủ tục hành chính của các cấp chính quyền ban hành đều phải minh bạch, công khai và DN phải biết.

Về điều này, ở góc độ cá nhân, tôi nhận thấy, ngay bản thân mình còn chưa biết hết các văn bản quy phạm pháp luật huống gì là người dân và DN. Tới đây, năm 2016, sẽ có nhiều đạo luật ra đời phù hợp với nền kinh tế thị trường.

* Bộ trưởng có lời khuyên nào dành cho giới doanh nhân Việt Nam trước AEC hay TPP sắp tới?

- Dưới góc độ pháp lý, tôi muốn nói rằng, thói quen, văn hóa hay tư duy kinh doanh của DN Việt Nam còn nhiều chuyện phải bàn. Nhưng dù đầu tư trong nước hay đầu tư ra nước ngoài, DN bao giờ cũng cần sự tư vấn. Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều thuê luật sư tìm hiểu về môi trường đầu tư trước.

Tại Việt Nam, cụ thể là ở TP.HCM và Hà Nội, hiện nay đã có 65 chi nhánh, văn phòng luật sư nước ngoài. Do đó, bài học sử dụng luật sư là rất quan trọng, điều này phải trở thành tư duy, ý thức của DN.

* Cảm ơn ông!

>Cải cách hành chính ở Sở tư pháp TP.HCM: Đã xuất hiện những tín hiệu vui

>Những vấn đề về luật pháp trong hợp đồng nhượng quyền

>Làm sao để có 20.000 luật sư giỏi vào năm 2020?

>Thủ tướng: "Việt Nam còn quá ít luật sư"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Việc sử dụng luật sư phải trở thành tư duy, ý thức của DN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO