Phát triển công nghiệp qua lăng kính quyền sở hữu trí tuệ

PHAN ĐÌNH MẠNH| 20/03/2017 06:39

Mô hình phát triển nền công nghiệp qua lăng kính quyền sở hữu trí tuệ đưa ra bài học hữu ích về việc quy định quyền sở hữu trí tuệ sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nội hấp thu và phát triển công nghệ.

Phát triển công nghiệp qua lăng kính quyền sở hữu trí tuệ

Để có được thành quả kinh tế với trình độ tiên tiến như ngày nay, các nền kinh tế phát triển và mới nổi của châu Á đã vận dụng nhiều cách thức và công cụ khác nhau. Trong đó nổi bật là vận dụng linh hoạt các quy định về quyền sở hữu trí tuệ để đẩy mạnh hấp thu công nghệ thông qua mô phỏng và cải tiến trong giới hạn có thể.  

Đọc E-paper

Các quốc gia Đông Á đang vận dụng một trong những cam kết quan trọng nhất trong quá trình hội nhập để phát triển nguồn lực công nghệ của mình là quyền sở hữu trí tuệ. Và trọng tâm là tinh thần học hỏi trong thời kỳ đầu khi khả năng công nghệ của doanh nghiệp (DN) trong nước chưa cao, họ cần có quá trình học hỏi và cải tiến trong phạm vi cho phép để tạm thời tích lũy vốn và nguồn công nghệ nền tảng phục vụ cho quá trình hấp thu ở cường độ cao hơn trong giai đoạn sau này.

Sự khơi nguồn của Nhật Bản

Trong giai đoạn đầu phát triển, Nhật Bản được xem là đã hưởng lợi rất lớn từ những quy định về quyền sở hữu trí tuệ mà các nước phát triển áp dụng.

Tại Nhật Bản, bảo vệ tác quyền được thiết kế với mục đích mang tính chiến lược cuối cùng nhằm đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp quốc gia chứ không đơn thuần là công cụ bảo vệ tác quyền. Vì vậy, nó mang nhiều đặc điểm có thể giúp các DN nội địa hấp thu nguồn công nghệ nước ngoài bị "rò rỉ" một cách tối ưu.

>>Đường đến “ngôi vị” nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật

Chẳng hạn, mặc dù hệ thống tác quyền của Nhật Bản (JPS) được thiết lập từ năm 1885, ngành thực phẩm, đồ uống, sản phẩm dược, hóa chất đã bị loại ra khỏi phạm vi được bảo vệ tác quyền cho đến năm 1975 nhằm tạo điều kiện cho những cải tiến trong quy trình sản xuất của các DN.

Vào năm 1905, Luật Mô hình vị lợi được ban hành để tạo ra hàng rào bảo vệ cho những cải tiến đối với máy móc và trang thiết bị nhập khẩu.

Hơn thế nữa, JPS còn cung cấp sự bảo hộ cho những thiết kế công nghiệp, chỉ cần những thiết kế này tương đối mới, không cần phải mới hoàn toàn. Luật Mô hình vị lợi và những thiết kế công nghiệp đã giúp những công ty Nhật nhận được sự bảo vệ về mặt công nghệ ngay cả khi chúng chỉ có những thay đổi nhỏ từ công nghệ gốc.

Một Hàn Quốc năng động

Hàn Quốc cũng theo đuổi hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng công cụ mô hình vị lợi và thiết kế công nghiệp nhằm khuyến khích các công ty nội địa mô phỏng công nghệ nước ngoài trong giai đoạn đầu và trong giới hạn có thể nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hợp đồng sản xuất cho các DN nước ngoài lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu (đây cũng có thể là các công ty để "rò rỉ" công nghệ cho đối tác Hàn Quốc).

Trong suốt giai đoạn bắt chước, chính phủ cố gắng giảm thiểu việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để giúp các DN nội địa sử dụng tài sản trí tuệ nước ngoài một cách sáng tạo. Theo đó, luật lệ và quy định chỉ thỏa mãn những điều kiện tối thiểu. Kết quả là những công ty có thể hấp thu được công nghệ và kiến thức thông qua học hỏi dần nổi lên như những nhà sáng chế thực thụ.

Có thể thấy, Samsung và một số chaebol khác của Hàn Quốc cũng đi lên bằng con đường này.

>>Đi tìm nguyên nhân phát triển thần kỳ của điện ảnh Hàn Quốc

Tuy nhiên, quá trình này chỉ có thể thực hiện trong giai đoạn đầu phát triển của ngành công nghiệp và đối với những sản phẩm đơn giản, sự cạnh tranh chủ yếu đến từ giá, thời gian sản phẩm đến tay khách hàng là quan trọng và mức độ công nghệ thấp, trong khi sự quản lý của các công ty lớn hơn cho loại công nghệ này là không cao.

Tham gia vào một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể "hợp thức hóa" nguồn công nghệ này, do DN Việt sẽ trở thành một mắt xích (có thể là yếu ở khâu lắp ráp và sản xuất linh kiện) trong chuỗi giá trị của các công ty đa quốc gia. Do vậy, các công ty này có thể hỗ trợ công nghệ cho đối tác trong giai đoạn đầu.

Bài học và thách thức cho những quốc gia đang phát triển

Có thể thấy, một đặc điểm chung của các nền kinh tế này là việc họ chậm thay đổi các quy định về quyền sở hữu trí tuệ so với các nước phát triển khác, đặc biệt là Mỹ, nhằm tạo cơ hội cho các DN trong nước biến công nghệ nước ngoài thành công nghệ của họ và sau đó phát triển nền công nghệ của riêng mình.

Các nền kinh tế này chỉ thay đổi các quy định theo hướng chặt chẽ hơn khi có áp lực từ Mỹ nhưng mức độ nghiêm khắc cũng chỉ giới hạn trong phạm vi "hợp lý". Đặc biệt, các nước này nhanh chóng áp đặt các quy định chặt chẽ hơn đối với một số ngành mà họ nhận ra chúng bắt đầu có thế mạnh về công nghệ nhằm ngăn chặn việc đánh cắp công nghệ từ những quốc gia kém phát triển hơn, chẳng hạn như Trung Quốc và các nước đang phát triển khác.

>>WB bỏ dùng cụm từ "quốc gia đang phát triển"

Mô hình phát triển nền công nghiệp qua lăng kính quyền sở hữu trí tuệ vừa đưa ra bài học hữu ích về việc quy định quyền sở hữu trí tuệ sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN nội hấp thu và phát triển công nghệ, đồng thời cũng tạo ra áp lực không nhỏ cho những nước đi sau. Đó là việc cộng đồng quốc tế ngày càng thắt chặt các quy định về quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm cho quá trình học hỏi và phát triển công nghệ ngày càng khó khăn và đắt đỏ hơn.

Giải pháp cho những khó khăn ban đầu này là DN nên tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất của những công ty đa quốc gia để có thể tận dụng sự giúp đỡ trong giai đoạn đầu phát triển. Sau đó sẽ dần phát triển công nghệ và khả năng cho các giai đoạn tiếp theo rồi mạnh dạn nâng cấp lên các công đoạn có giá trị cao hơn như thiết kế, marketing thương hiệu, như trường hợp của BKPhone (mặc dù còn chưa hoàn chỉnh).

Giai đoạn phát triển mang tính sáng tạo cao này trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc cách mạng 4.0) đòi hỏi một cách làm khác hơn giai đoạn đầu tích lũy khả năng công nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phát triển công nghiệp qua lăng kính quyền sở hữu trí tuệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO