Nhân dạng trí thức

BÍCH HỒNG| 30/11/2012 07:23

Mấy hôm rồi, khi Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh giải pháp "vừa đưa phong bì, vừa chụp ảnh bác sĩ”, dư luận cũng đã bàn tán cái hay, cái dở của biện pháp mạnh này. Nói chung, tính khả thi của giải pháp không cao!

Nhân dạng  trí thức

Mấy hôm rồi, khi Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh giải pháp "vừa đưa phong bì, vừa chụp ảnh bác sĩ”, dư luận cũng đã bàn tán cái hay, cái dở của biện pháp mạnh này. Nói chung, tính khả thi của giải pháp không cao!

Đọc E-paper

Mấy hôm rồi, khi Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh giải pháp "vừa đưa phong bì, vừa chụp ảnh bác sĩ”, dư luận cũng đã bàn tán cái hay, cái dở của biện pháp mạnh này. Nói chung, tính khả thi của giải pháp không cao!

Nhưng lạ là không mấy ai thấy rằng, nếu như một bác sĩ vì nhận phong bì mà bị mất việc, bị tước bằng chẳng hạn, thì thật đáng tiếc biết bao công lao anh ta thi đậu vào đại học y khoa với số điểm cao như thế nào, học giỏi ra sao, và kinh nghiệm của một bác sĩ có thể cứu tính mạng con người nay phải vứt bỏ.

Nghĩ đến một con người được đào tạo công phu như thế nay trở thành vô dụng thì ai không cảm thấy tiếc nuối. Nhưng rồi lại ngạc nhiên tại sao một người với tiền đề học vấn như thế mà ra đời lại "sa chân" như vậy.

Tình cờ ngó qua một tờ báo địa phương, giật mình vì một bài giới thiệu sách. Tác giả bài viết là một nhà văn có tiếng là viết bút ký vào loại hay nhất, người một thời các tờ báo đều trân trọng mời ông ấy viết bài đặc biệt cho số báo Xuân bởi tri thức và văn phong đáng nể.

Còn cuốn sách được giới thiệu chỉ là một tập hợp các bài tản mạn không mấy có giá trị văn chương. Tác giả cuốn sách là một triệu phú bất động sản, no cơm, thích viết văn, làm thơ để chứng tỏ mình "văn võ song toàn". Thấy tên của nhà văn nổi tiếng ký dưới bài giới thiệu sách ấy, một nỗi đau không tên cứ dâng lên trong lòng, rất đau!

Sau này thủy điện sông Tranh cũng sẽ mang cái tên "nỗi buồn trí thức". Hàng đoàn các nhà khoa học đã đến đây, cứ như họ đang diễn một vở kịch hài mang tên "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" với các số liệu và quan điểm đối chọi nhau chan chát.

Bởi những dữ liệu liên quan đến thủy điện đâu phải thuộc khoa học xã hội, nó thuần khoa học tự nhiên, với những phép tính toán đòi hỏi chính xác trăm phần trăm, ở đây không thể có khái niệm mù mờ, trừu tượng nào núp bóng, chỉ có nhân cách con người mới "trừu tượng" thôi! Phải nói đến nhân cách con người trí thức ở đây là bởi cũng chính từ thủy điện sông Tranh đã lộ diện những công trình nghiên cứu sao chép không kiểm nghiệm, dù công trình xây dựng chi phí lên đến trên 4 ngàn tỷ đồng, và bây giờ công trình liên quan đến đời sống, đến sự an nguy của 120 ngàn dân!

Cũng đã lâu rồi chúng ta không còn giữ thói quen tặng hoa cho đồng nghiệp hoặc bạn bè khi họ nhận bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Chúng ta đến với bữa tiệc mừng bằng bia bọt, ăn nhậu, cứ coi tấm bằng ấy là thành quả đạt được, chứ không phải là vật chứng nhận người nhận nó sẽ mang một trách nhiệm mới nặng nề, có trình độ học vấn cao hơn để làm tiếp công việc tốt hơn.

Bằng cấp bây giờ rẻ rúng và mất giá trị, bởi người nhận bằng cấp cao không làm được việc xứng tầm với miếng giấy chứng nhận, và bản thân họ cũng coi thường nó bởi nó được mua bán tinh vi bằng những mối quan hệ chằng chịt để sáng tạo ra "công nghệ học giả bằng thật", mở chợ bán luận văn tiến sĩ!

Kết quả là Việt Nam có nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Đông Nam Á, nhưng số lượng công trình khoa học công bố hằng năm thấp hơn một trường đại học ở Thái Lan.

Đọc lại sách cũ, thấy danh từ "trí thức" lần đầu xuất hiện khi việc nhà văn Emily Zola (Pháp) ký vào một bản tuyên bố chống lại vụ án phạt một cựu sĩ quan Pháp trong năm 1906 đã được tầng lớp nhân sĩ trí thức Pháp ủng hộ. Trước đó danh từ này chưa hề xuất hiện trong các từ điển danh tiếng như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902.

Gần đây có thêm một số định nghĩa về trí thức từ trải nghiệm của cá nhân, như "Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội" (Giản Tư Trung), hay "Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” (GS. Cao Huy Thuần).

Riêng GS. Ngô Bảo Châu định nghĩa: "Trí thức là những người lao động trí óc và đánh giá trí thức nên nhìn vào sản phẩm sáng tạo của họ”. Dù với định nghĩa nào, những người trí thức cũng là một lực lượng nền tảng cho sự vận động quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Những chuyện buồn kể trên liên quan tới tầng lớp lao động trí óc, hay tạm gọi là trí thức theo định nghĩa của GS. Ngô Bảo Châu. Giới trí thức Việt đương nhiên không phải tất cả đều cúi đầu trước gánh nặng cơm áo, không phải tất cả đều trùm chăn ngủ đến mấy chục năm mặc cho đất nước tụt hậu.

Cũng có nhiều trí thức đã sống và làm việc "thức tỉnh xã hội" như doanh nhân Giản Tư Trung định nghĩa, cất tiếng nói phản biện hoặc nghiên cứu cảnh tỉnh về những vấn đề nóng trong phát triển đất nước.

Chỉ chưa thấy chính giới trí thức đặt vấn đề đấu tranh với sự tha hóa văn hóa trong tầng lớp lao động trí óc. Nhân cách trí thức đã bị làm cho rẻ rúng đi khi bản thân nhiều người lao động trí óc không biết tự vươn lên khẳng định những giá trị của lao động sáng tạo.

Trong các trường hợp kể trên, những bác sĩ, nhà văn hay nhà khoa học đều đang trực tiếp va chạm với các vấn đề xã hội mà họ chính là người phải đứng ra có tiếng nói phản biện với cái tầm thường, cái xấu, cái ác, cái tha hóa. Nhưng họ đã không làm. Đó là nỗi buồn trí thức!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhân dạng trí thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO