Ngay bây giờ, Chính phủ phải kiểm soát được độc quyền

TRÌNH TIÊU thực hiện| 11/07/2012 03:33

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, áp dụng giá điện mới từ 1/7 là cần nhưng chưa đủ để từng bước loại bỏ độc quyền, cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Ngay bây giờ, Chính phủ phải kiểm soát được độc quyền

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, áp dụng giá điện mới từ 1/7 là cần nhưng chưa đủ để từng bước loại bỏ độc quyền, cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Đọc E-paper

* Thị trường phát điện cạnh tranh, bước đầu tiên cho quá trình phát triển thị trường điện cạnh tranh của Việt Nam, bắt đầu vận hành từ 1/7, cùng ngày với việc áp dụng giá bán lẻ mới, tăng 5% so với trước. Ông nhận định thế nào về lần tăng giá này?

- Ngành điện lấy lý do giá bán điện thấp hơn giá thành để tăng giá, nhưng phải nhìn lại xem giá thành cơ cấu thế nào, thời gian qua đã giảm được bao nhiêu chi phí, giảm được bao nhiêu hao hụt đường dây..., những điều đó, người dân rất muốn biết.

Về góc độ quản lý, Nhà nước phải có quy chế quản lý các đơn vị độc quyền, trong đó có ngành điện và tổ chức đối thoại một cách bình đẳng, công khai giữa các bên có liên quan để có thể giải quyết những vướng mắc của các DN.

* Sản xuất đình đốn cộng thêm giá điện sản xuất tăng mức cao nhất là 2.306 đồng/kWh, tăng 281 đồng, còn giá điện kinh doanh mức cao nhất là 3.539 đồng/kWh, tăng 170 đồng, DN cùng lúc chịu tác động “kép” ?

DN đang khó khăn lắm, sức mua hạn chế, tồn kho lớn, xuất khẩu giảm, tăng giá điện chắc chắn làm tăng giá thành, tạo thêm thách thức cho DN, nhất là những DN tiêu thụ điện như thép, xi măng, nhựa... Bây giờ, hàng giá cũ không bán được cộng thêm hàng mới giá cao hơn, DN càng khó tiêu thụ sản phẩm. Tất nhiên, giá điện tăng bắt buộc DN các ngành phải tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, nhưng với lãi suất ngân hàng cao như hiện nay, tiếp cận vốn lãi suất thấp cho sản xuất đã khó, vốn để đổi mới công nghệ càng khó hơn.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh vừa khẳng địnhgiá điện tăng 5% tác động rất nhỏ đến sản xuất, giá thành sản phẩm chỉ tăng thêm 0,5%. Với các hộ sử dụng nhiều điện như hóa chất, luyện kim, tăng giá điện chiếm 10%giá thành phẩm.

* Tăng giá điện, Chính phủ nói Bộ Công Thương cần rút kinh nghiệm.

Ông nhận xét thế nào về cách xử lý này? Một nền kinh tế là một cơ thể thống nhất, phải công khai minh bạch về thông tin. Ở Pháp, mỗi một ngành/địa phương có một đặc phái viên của chính phủ, độc lập theo dõi, báo cáo chính phủ hoạt động của từng ngành/địa phương. Ở ta, ngành điện cũng có đặc phái viên của Chính phủ theo dõi hoạt động. Nhưng quan trọng là làm sao để “tai mắt” của Chính phủ nắm được thông tin, báo cáo để Chính phủ kịp thời xử lý, tránh tình trạng đại diện của trung ương lại trở thành cái loa của địa phương kêu với trung ương chứ không phải “tai mắt” của trung ương ở địa phương.

* Như ông nói, Nhà nước phải có quy chế quản lý DN độc quyền, nhưng chúng ta có thể chống độc quyền được không khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục “một mình một chợ”?

Việc kiểm soát độc quyền những ngành tự nhiên là hết sức phức tạp, nhưng nhiều nước đã làm được. Tôi nghĩ, trước tiên, phải công khai các yếu tố cấu thành giá điện và đưa ra định mức chi phí hợp lý. Thay vì việc chỉ tăng giá, ngành điện nên cố gắng hoạt động hiệu quả, giảm chi phí, giảm thất thoát trên đường dây và các chi phí khác. Về lâu dài, cần một khung pháp lý/luật và một cơ quan cơ quan kiểm soát độc quyền.

Ngành điện vẫn kiểm soát hệ thống truyền tải điện, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý để đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa DN thamgia thị trường điện. * Thị trường điện cạnh tranh được hình thành qua 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (2006 - 2014), thị trường bán buôn cạnh tranh (2015 - 2022), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau năm 2022).

Theo lộ trình này, vận hành thị trường phát điện cạnh tranh là quá chậm? Lộ trình đó quá dài và được thực hiện quá chậm, cần nỗ lực để rút ngắn lại, đưa thị trường điện cạnh tranh vận hành sớm hơn. Tuy nhiên, ngay bây giờ Chính phủ phải kiểm soát được độc quyền, việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thôi là chưa đủ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngay bây giờ, Chính phủ phải kiểm soát được độc quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO