"Nga chưa bao giờ thực sự bị cô lập"

24/11/2015 06:39

Các phương tiện truyền thông phương Tây thừa nhận rằng Nga hiện nay đã ở vị thế khác so với thời điểm trước khi xảy ra nhiều vụ khủng bố ở châu Âu. Trên thực tế, Nga chưa bao giờ thực sự bị cô lập cả.

Dù nước nào đó có muốn hay không nhưng vẫn phải thừa nhận Nga có một vai trò quan trọng mà không phải nhiều nước có được. Việc cô lập một nước lớn, hùng mạnh như Nga là điều không thể.

Đánh giá trên về nước Nga được chuyên gia phân tích Mark Adomanis của Forbes đưa ra. Theo Adomanis, Nga - nước đang sở hữu phần lớn diện tích trên bán cầu - là quốc gia có tầm ảnh hưởng mà không phải quốc gia nào cũng may mắn có được.

Trước đó, trong ngày 16/11, báo Mỹ The Wall Street Journal cũng đã thừa nhận rằng “Tổng thống Nga Putin đang giữ vai trò trung tâm tại Hội nghị thượng đỉnh G-20”. Thậm chí tờ The Economist - tờ báo luôn theo đuổi quan điểm nghi ngờ vai trò của Nga, cũng phải lên tiếng công nhận về khả năng phương Tây sẽ ngày càng xích lại gần Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

“Khi phải đương đầu với mối đe dọa chung xuất phát từ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, Nga và phương Tây có thể sẽ trở nên gần gũi nhau hơn, thậm chí phải vai kề vai”- The Economist nhận định.

Ngoài ra, hàng loạt các phương tiện truyền thông phương Tây cũng thừa nhận rằng Nga hiện nay đã ở vị thế khác so với thời điểm trước khi xảy ra một loạt vụ khủng bố ở châu Âu.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga không chỉ bị cô lập bởi Mỹ và các nước Trung Âu (Ba Lan, các nước Baltic) mà còn bởi các nước đối tác trong EU như Đức, Italia và Pháp. Khi đó, Nga hầu như bị cộng đồng quốc tế cô lập và không nhận được sự ủng hộ nào đáng kể.

Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, các nước phương Tây lại cần đến sự phối hợp với Nga. Trên thực tế, truyền thông phương Tây nhận định rằng Nga chưa bao giờ thực sự bị cô lập cả.

>>Thảm kịch Paris và cú hat-trick của Putin

“Xét về lĩnh vực kinh tế và nhân khẩu, Nga là quốc gia lớn, sở hữu phần lớn diện tích bán cầu. Đây là quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí và là thị trường lớn cho các tập đoàn kinh tế châu Âu. Các nước dù có thích hay không cũng phải thừa nhận vai trò của Nga, một vai trò không phải nhiều nước có được”, Adomanis nhận định.

Theo Adomanis, phương Tây cần phải thừa nhận sự thật này vì trong thời điểm hiện nay, phương Tây cần đến Nga để tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, mặc dù nền tảng cho sự gắn kết này chưa phải là bền vững. “Hoàn toàn có khả năng một liên minh nào đó giữa Nga - NATO sẽ được hình thành trong vòng 1 - 2 năm để nhằm tiêu diệt IS”. Sau khi đã tiêu diệt IS, mối quan hệ Nga - phương Tây có thể lại trở nên xấu đi như trước.

Khi đó, các nước phương Tây có thể lại thực hiện các nỗ lực để cô lập Nga nhưng trên thực tế, quá trình cô lập sẽ không thể thực hiện được vì “quan hệ của Nga với phương Tây không đủ để xác định vai trò quốc tế của Nga”.

“Bạn có thích hay ghét Nga nhưng rõ ràng Nga vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và ngoại giao toàn cầu. Việc cô lập quốc gia lớn và hùng mạnh như Nga là điều không thể”, Adomanis kết luận.

>>Hậu khủng bố Paris: Obama - Putin đồng thuận trong cuộc gặp 35 phút

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Nga chưa bao giờ thực sự bị cô lập"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO