Nên cạnh tranh theo hướng tốt hơn và rẻ hơn

THANH HUYỀN thực hiện| 24/10/2016 06:19

Tiêu chí để cạnh tranh luôn luôn phải là tốt hơn và rẻ hơn, chứ không thể là gian ngoan hơn và thủ đoạn hơn.

Nên cạnh tranh theo hướng tốt hơn và rẻ hơn

Cạnh tranh theo hướng tốt hơn và rẻ hơn, thật sự phục vụ người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững - TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói trong bối cảnh nhiều người dân hoang mang về thông tin nước mắm Nam Ngư, Chin-Su có hóa chất không tốt cho sức khỏe. 

Đọc E-paper

* Trước những thông tin như "mầm đậu nành có khả năng gây ung thư”, "sữa là sản phẩm công nghiệp được chế từ sữa con bò cùng với các hoá chất khác",và gần đây nhất, "nước mắm Nam Ngư, Chin-Su có nước, muối và hóa chất không tốt cho sức khỏe, ông có nhận xét gì?

- Tôi thấy những thông tin như vậy quả thực gây hoang mang cho người tiêu dùng. Và phản ứng tự nhiên là không ít người đã tránh mua, tránh sử dụng những sản phẩm bị tung tin ấy. Rất tiếc, những thông tin như vậy chính xác đến đâu, cơ quan có thẩm quyền có xác nhận những thông tin đó không, là những câu hỏi phần nhiều bị bỏ ngỏ.

* Cách dùng "nỗi sợ" để lấy lòng người tiêu dùng và triệt hạ đối phương ngày càng nhiều, trở thành một xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, tác động điêu cực đến xã hội. Ông nói gì về điều này?

- Cách cạnh tranh không lành mạnh ấy rất nguy hại. Không sớm thì muộn nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Tiêu chí để cạnh tranh luôn luôn phải là tốt hơn và rẻ hơn, chứ không thể là gian ngoan hơn và thủ đoạn hơn. Nhiệm vụ của Nhà nước không chỉ là bảo đảm sự cạnh tranh, mà còn bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh.

* Theo ông, việc khuếch đại "nỗi sợ" của công chúng về thông tin thực phẩm không tốt có đơn thuần chỉ là chuyện trong kinh doanh?

- Xét từ động cơ, đây là việc cạnh tranh trong kinh doanh. Cũng có thể có trường hợp người ta muốn đưa tin giật gân, muốn câu view, nhưng là rất hạn hữu.

* Việc lạm dụng danh từ "hoá chất" đối với một số loại thực phẩm, theo ông có vấn đề gì không?

- Nếu người tiêu dùng nhạy cảm với danh từ "hóa chất", thì việc sử dụng danh từ này phải rất chính xác và cẩn trọng. Việc lạm dụng chắc chắn sẽ gây hiệu ứng tâm lý tiêu cực đối với các loại thực phẩm có liên quan.

* Những thông tin như vậy đã tạo ra sự kích động không nhẹ nhàng đối với người dân. Theo ông, cách thức kinh doanh ấy có đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp?

- Tôi nghĩ đó không phải là cách cạnh tranh theo hướng tốt hơn và rẻ hơn. Mà như vậy thì đây không phải là sự phụng sự. Chỉ có thật sự phụng sự cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.

* Về lâu dài, những thông tin, cách thức kinh doanh này sẽ tác động như thế nào đến người dân?

- Rất tiêu cực. Bởi vì những doanh nghiệp có sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn chưa chắc đã chiến thắng. Mà như vậy thì người dân sẽ phải mua thực phẩm vừa đắt hơn lại vừa không tốt bằng.

* Theo ông thì có giải pháp nào xử lý cách thức kinh doanh này?

- Trước hết phải vận hành thật tốt Luật Cạnh tranh. Các doanh nghiệp bị bôi xấu phải dùng pháp luật để tự bảo vệ mình. Nhà nước cũng cần chế tài hình sự nếu sự tung tin cấu thành tội vu khống.

>"Sự cố nước mắm": Trách nhiệm thuộc về ai?

>Sóng ngầm thị trường nước mắm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nên cạnh tranh theo hướng tốt hơn và rẻ hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO