Kinh tế tư nhân chưa rõ nét trong khung chính sách

TRÌNH TIÊU thực hiện| 04/01/2014 09:12

Nhìn vào tất cả những chính sách hiện nay, đại bộ phận mới chỉ mang tính chất ngắn hạn, còn những chính sách mang lại hiệu quả trong dài hạn thì vẫn chưa thấy rõ”, TS. Đoàn Hồng Quang, Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.

Kinh tế tư nhân chưa rõ nét trong khung chính sách

“Nhìn vào tất cả những chính sách hiện nay, đại bộ phận mới chỉ mang tính chất ngắn hạn, còn những chính sách mang lại hiệu quả trong dài hạn thì vẫn chưa thấy rõ”, TS. Đoàn Hồng Quang, Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.

Đọc E-paper

* Trung tâm Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã công bố mô hình lượng hóa tác động của chính sách đối với nền kinh tế. Theo ông, chúng ta có thể kỳ vọng những tác động không mong muốn sẽ được giảm thiểu trong các chính sách được ban hành tới đây?

- Ban hành một chính sách mới, về nguyên tắc, sẽ tác động đến các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Chẳng hạn, một chính sách cấp tỉnh có quy mô nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến các chủ trương, chính sách khác. Nhà nước Việt Nam quy định phải đánh giá tác động trước khi ban hành chính sách.

Tuy nhiên, về góc độ kinh tế, việc lượng hóa chính sách từ xưa đến nay chưa được làm một cách có hệ thống. Việc quyết định chính sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mô hình lượng hóa chỉ là một công cụ, nhưng Việt Nam nên có một công cụ như vậy.

Thực tế đã có nhiều ví dụ về những chính sách ban hành xong phải rút lại, kể cả nghị định. Vì vậy, cần lưu ý những vấn đề kỹ thuật khi lượng hóa tác động chính sách.

Hiện Việt Nam có hai chính sách vĩ mô tương đối ngược chiều nhau, về mặt tín dụng muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhưng đầu tư lại muốn thắt chặt lại. Hai chính sách này không đi đôi để đạt được mục tiêu chung là ổn định vĩ mô và đổi mới mô hình tăng trưởng. Ở đây, làm sao để có được một quy chế với những đánh giá chi tiết, lượng hóa tác động chính sách.

Một điều nữa, việc cân bằng ngân sách được đưa vào lượng hóa tác động chính sách như thế nào khi tăng đầu tư công hay tăng giá..., bởi đây là những vấn đề liên quan đến ngân sách. Cho nên, ngay cả khi đã có mô hình, kết quả lượng hóa vẫn cần điều chỉnh trước khi đưa ra những chính sách tổng thể.

* Nhưng theo ông, điều gì cần lưu ý khi làm chính sách?

- Đánh giá tác động chính sách chắc chắn phải đánh giá cả tác động của quá trình làm chính sách để ra được một chính sách hợp lý và khả thi. Quá trình làm chính sách cũng nên lưu ý ngay cả trong việc cổ phần hóa. Chính phủ áp tỷ lệ chi phối, doanh nghiệp (DN) này phải giữ tỷ lệ 65 -75%, DN kia phải giữ 50 - 60% và quyết định đến năm 2015 phải xong.

Tính chất các ngành khác nhau, điều kiện DN cũng rất khác nhau, đó là chưa nói đến điều kiện, bối cảnh chung của nền kinh tế. Với cách tiếp cận từ trên xuống tôi sợ hoàn tất cổ phần hóa vào năm 2015 là khó khả thi. Mặt khác, mục tiêu Nhà nước khi đưa ra cổ phần hóa tại sao DNNN vẫn giữ tỷ lệ chi phối. Điều này là không rõ ràng, nếu mục tiêu cuối cùng là tăng hiệu quả của khu vực DNNN, thông qua việc tham gia của khối tư nhân.

* Nhìn lại chính sách liên quan đến đầu tư năm 2013, DN trong nước vẫn khó khăn dù vẫn có chính sách ưu đãi. Theo ông, tại sao như vậy?

- DN trong nước chủ yếu sản xuất, kinh doanh trong thị trường nội địa, không tiếp cận được chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hướng đến xuất khẩu, với chuỗi giá trị riêng, những khách hàng riêng, thị trường đã được ổn định. DN FDI hoạt động hiệu quả do không chỉ dựa vào một nguồn tín dụng, họ tiếp cận tín dụng ở nước ngoài với lãi suất rẻ hơn DN trong nước, nên có lợi thế hơn.

* Cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế tư nhân chưa rõ nét trong khung chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO