Khó kiểm soát cơ cấu tiết kiệm của gần 90 triệu dân

TRÌNH TIÊU thực hiện| 09/10/2012 01:10

Dự báo mới nhất về triển vọng kinh tế châu Á, ông Dominic Mellor - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam (VN), cho biết, ADB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của VN và khuyến cáo VN không nên lặp lại xu hướng “phóng nhanh, phanh gấp” trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Khó kiểm soát cơ cấu tiết kiệm của gần 90 triệu dân

Dự báo mới nhất về triển vọng kinh tế châu Á, ông Dominic Mellor - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam (VN), cho biết, ADB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của VN và khuyến cáo VN không nên lặp lại xu hướng “phóng nhanh, phanh gấp” trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Đọc E-paper

* Lý do nào khiến ông nghĩ xu hướng “phóng nhanh, phanh gấp” có thể lặp lại?

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng bị chi phối bởi tiến độ giải quyết các vấn đề dễ tổn thương trong lĩnh vực tài chính.

Một vài năm trước, VN có chu kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và sau đó lại áp dụng chính sách thắt chặt; cùng với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và sự suy yếu của thị trường bất động sản, tạo ra ngày càng nhiều áp lực cho ngành ngân hàng.

Chúng tôi ủng hộ các kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đánh giá cao các bước đi quan trọng đã tiến hành như việc sáp nhập một số ngân hàng yếu kém.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa rõ khi nào các hành động đề xuất tiếp trong khuôn khổ hai kế hoạch này được thực hiện và sẽ được thực hiện như thế nào?

* Lý do ADB hạ thấp dự báo tăng trưởng GDP của VN năm 2012 từ mức 5,7% đưa ra hồi tháng 4 xuống 5,1% là gì? 

Dự báo mới nhất của chúng tôi là tăng trưởng của VN năm 2012 đạt 5,1%, năm 2013 đạt 5,7%, trong bối cảnh thị trường nước ngoài, tín dụng trong nước yếu.

Lạm phát được dự báo khoảng 7% vào cuối năm 2012, đưa tỷ lệ trung bình của năm lên 9,1%, thấp hơn so với dự báo trước kia vì giá thực phẩm giảm mạnh và nhu cầu trong nước yếu hơn dự đoán.

Dự báo đến cuối năm 2013, lạm phát tăng nhanh lên mức 9,4% do giá lương thực toàn cầu và lượng cầu trong nước tăng, trong khi chính sách tài khóa có thể được nới lỏng.

Hiện nay, quy mô nợ xấu không rõ ràng và bảng cân đối đầy rủi ro của một số ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng làm ăn với các DNNN thua lỗ đặt ra những câu hỏi về sự an toàn vốn của họ. Do đó, triển vọng tăng trưởng phụ thuộc vào các rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Những rủi ro này có thể tăng cho đến khi vấn đề nợ xấu được giải quyết dứt khoát.

* Ngân hàng Nhà nước đặt thời hạn cho phép các ngân hàng được huy động vàng đến ngày 25/11/2012. Theo ông, đây là hướng đi đúng?

- Lý do các cá nhân muốn giữ vàng là vì lạm phát cao. Nếu tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và lạm phát tiếp tục được kiểm soát, người dân sẽ bớt động cơ giữ vàng.

Vấn đề là dân chúng sẽ luôn có lý do giữ vàng và việc kiểm soát cơ cấu tiết kiệm của người dân VN là điều không thể. Vì thế, cách tốt nhất là duy trì kinh tế vĩ mô và lạm phát thấp để thúc đẩy người dân giữ tiền đồng thay vì vàng. Đó sẽ là cách tiếp cận đúng đắn thay vì trực tiếp kiểm soát xem dân chúng giữ tiết kiệm bằng cái gì.

* Ông dự báo điều gì sẽ xảy ra sau ngày 25/11?

- Tiết kiệm bằng vàng rất phổ biến ở VN. Khi cố gắng kiểm soát sẽ có thể tạo ra thị trường đen như đã từng xảy ra với ngoại tệ, bởi sẽ luôn có người tìm cách vượt ra ngoài hệ thống. Điều này rõ ràng cả với thị trường ngoại tệ và vàng. Càng muốn kiểm soát, càng tạo ra tỷ giá song song khác với tỷ giá chính thức. Nếu người dân vẫn muốn giữ vàng, họ sẽ sẵn sàng chi trả khoản chênh lệch.

Vì thế, rất khó kiểm soát cơ cấu tiết kiệm của gần 90 triệu dân VN. Người dân sẽ chỉ chọn giữ tiền đồng nếu tiền đồng là tài sản có tính cạnh tranh cao hơn so với ngoại tệ và vàng. Nếu VN ổn định kinh tế, lạm phát thấp thì mức chênh lệch mà người dân trả để mua bán vàng sẽ giảm dần xuống.

* Cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khó kiểm soát cơ cấu tiết kiệm của gần 90 triệu dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO