Cổ phần hóa đúng cách để nâng giá trị thương hiệu

HOÀNG ANH thực hiện| 23/06/2016 06:16

Trả lời câu hỏi "Liệu thương hiệu của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa có mất đi", GS. Nguyễn Quang Thái cho rằng điều đó tùy thuộc vào sự nghiêm túc trong quá trình cổ phần hóa.

Cổ phần hóa đúng cách để nâng giá trị thương hiệu

Trả lời câu hỏi "Liệu thương hiệu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khi cổ phần hóa có mất đi", GS. Nguyễn Quang Thái cho rằng điều đó tùy thuộc vào sự nghiêm túc trong quá trình cổ phần hóa. 

Đọc E-paper


* Theo ông một khi DNNN đã cổ phần hóa thì giá trị thương hiệu có bị ảnh hưởng?

- Doanh nghiệp (DN) càng nổi tiếng thì giá trị thương hiệu càng lớn và cũng khó đánh giá cùng với các thành phần "vô hình" khác. Trong nhiều phương pháp để định giá DNNN khi cổ phần hóa nên coi trọng tín hiệu của thị trường, dùng nhiều cách gián tiếp đánh giá sẽ cho thông tin toàn diện hơn, thay vì chỉ dựa vào hồ sơ sổ sách, phân tích giá thành, lợi nhuận ròng.

Bởi giá trị thương hiệu là yếu tố "ẩn". Một số DNNN sau cổ phần hóa đã phát triển mạnh thương hiệu như Vinamilk, nhưng cũng có DN sau cổ phần hóa, hiệu quả sản xuất, kinh doanh vẫn thấp, thậm chí bị thâu tóm thì giá trị thương hiệu sẽ mất dần. Các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản của DN cần kiểm soát chặt hoạt động của DNNN sau cổ phần hóa.

* Nâng cao hiệu quả DN sau cổ phần hóa và xây dựng thương hiệu gắn hình ảnh DN khi chưa cổ phần hóa dường như vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng?

- Điều này có phần đúng. Một trong ba trọng điểm tái cơ cấu kinh tế đã được đề ra, nhưng thực hiện chậm, đang là vấn đề cần được các cơ quan nhà nước chú ý. Điều này lại càng trở nên cấp bách khi Việt Nam thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Nếu từng DN không nâng sức cạnh tranh, trong đó có giá trị thương hiệu thì khó tận dụng được cơ hội mà các FTA mang lại, ngược lại, khó khăn, thách thức sẽ càng lớn hơn.

Một số DNNN quy mô lớn sau khi cổ phần hóa vẫn giữ được thương hiệu và có sức cạnh tranh mạnh như VietinBank, Vietcombank, Habeco, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau..., nhưng "cái giá phải trả” đều không nhỏ.

Việc xây dựng thương hiệu đối với các DN thông thường đã khó, với các DNNN còn thêm nhiều ràng buộc khác của cơ quan quản lý, không phải chuyện muốn là được, cần phải có quyết tâm cao, chiến lược đúng.

* Có ý kiến lo ngại, trong tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nếu áp dụng theo phương án giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ đối diện với nguy cơ mất thương hiệu quốc gia. Ý kiến của ông về vấn đề này?

- Sabeco sản xuất, kinh doanh tốt, thương hiệu có tiếng trong và ngoài nước nên giá trị vô hình này khó có sự thay đổi. Việc có nhiều nhà đầu tư, kể cả trong nước lẫn ngoài nước quan tâm đến việc cổ phần hóa Sabeco là tín hiệu tốt, cho thấy mức độ hấp dẫn của DN này. Đã có không ít DNNN khi tiến hành cổ phần hóa, sự quan tâm của nhà đầu tư rất thấp.

Như vậy, việc cổ phần hóa Sabeco nói riêng và các DNNN lớn nói chung cần tiến hành đấu thầu công khai, minh bạch, có sự tư vấn của chuyên gia đa ngành thì mới tránh được những thất thoát không mong muốn. Sau cổ phần hóa, DN có cơ hội phát triển thêm, trong khi Nhà nước có thể sử dụng phần vốn đã thoái để đầu tư vào lĩnh vực khác.

* Có mối liên hệ nào giữa DNNN lớn, có giá trị thương hiệu với việc cổ phần hóa chậm không, thưa ông ?

- Cổ phần hóa chậm trễ một phần liên quan đến việc xác định giá trị DN. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 127/2014/TT-BTC thì giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của DN trước thời điểm xác định giá trị DN 5 năm.

Nhưng phân loại như vậy rất dễ xảy ra sai sót nếu không công khai, minh bạch, có sự tham gia của các chuyên gia và cộng đồng.

* Cám ơn ông!

>5 tháng, thu về hơn 4.000 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước

>Thoái vốn Nhà nước: Tiền từ đầu tư không phải để chi tiêu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cổ phần hóa đúng cách để nâng giá trị thương hiệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO