Chống tham nhũng: “Trong đánh ra, ngoài đánh vào”

ANH THƯ| 09/06/2009 00:00

Từ 1/6/2009, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến 2020, được Thủ tướng VN ký, đã có hiệu lực. Chiến lược này được khích lệ nhiều hơn khi cùng thời điểm này, VN xúc tiến hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc (Công ước) về chống tham nhũng. Như thế, chống tham nhũng sẽ có hai mũi giáp công “trong đánh ra, ngoài đánh vào”.

Từ 1/6/2009, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến 2020, được Thủ tướng VN ký, đã có hiệu lực. Chiến lược này được khích lệ nhiều hơn khi cùng thời điểm này, VN xúc tiến hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc (Công ước) về chống tham nhũng. Như thế, chống tham nhũng sẽ có hai mũi giáp công “trong đánh ra, ngoài đánh vào”.

Phê chuẩn Công ước về chống tham nhũng thực sự cần thiết vì có rất nhiều cơ chế thỏa thuận từ bên ngoài đối với doanh nghiệp VN mà chúng ta chưa có quy định cụ thể.

Ví dụ: cho đến nay, chưa có ranh giới thế nào là “hoa hồng” bình thường, thế nào là phạm tội hối lộ. Việc lót tay từ các công ty nước ngoài để nhận các hợp đồng béo bở tại VN vì thế nhiều khi sẽ khó định danh và xử phạt.

Công ước xác định mục tiêu chính là “truy tìm quan chức tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp, xóa bỏ tất cả những tài khoản ngân hàng bí mật và nạn rửa tiền - hai trở ngại chính cho quá trình phát triển của mỗi nước”.

Công ước còn bao gồm một số điều khoản “yêu cầu các quốc gia chuyển lại những tài sản bị lấy cắp và được cất giấu ở nước ngoài cho quốc gia chủ sở hữu”.

Như vậy, Công ước sẽ giúp VN có cơ chế trừng phạt những viên chức nhận hối lộ từ công ty nước ngoài hoặc trả hối lộ tại nước ngoài. Thực tế cho thấy, phương thức “tham nhũng quốc tế” dạng này đang biến tướng phức tạp và phát sinh mạnh hơn. Nó liên quan tới những quan chức cấp cao, ăn tiền của những công trình trọng điểm.

Số tiền “lại quả” ngày càng lớn và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi “tham nhũng quốc tế” hủy hoại danh dự, uy tín quốc gia trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đe dọa tới đầu tư và viện trợ quốc tế. Nói thẳng thắn như ông Ayumi Konsishi, đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á ở VN thì “nếu có vấn đề nảy sinh (từ tham nhũng), ngân hàng sẽ khó có thể tiếp tục hỗ trợ quá trình phát triển ở VN”.

Tính từ khi VN ký kết Công ước đến nay đã được gần ba năm tròn. Nay việc sắp phê chuẩn Công ước sẽ là một động lực lớn cho công cuộc chống tham nhũng, thể hiện sự quyết tâm lớn của VN trong chống tham nhũng.

Nếu như trước đây chống tham nhũng được cho là trách nhiệm của chính phủ mỗi nước, thì nay nó đã trở thành công việc của cả cộng đồng quốc tế, cùng nhau hợp tác để bổ sung và hỗ trợ cho nỗ lực của các chính phủ.

Sự thay đổi này dẫn đến cả sự chuyển đổi trong cách- chống tham nhũng. Người đứng đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng của mỗi quốc gia đều hiểu rằng mỗi hành động của mình đang được cả thế giới giám sát.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chống tham nhũng: “Trong đánh ra, ngoài đánh vào”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO