Cách nào để giải bài toán nợ công

07/11/2014 03:32

Chưa bao giờ vấn đề nợ công được nhắc đến nhiều như những ngày gần đây, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức thừa nhận tại diễn đàn Quốc hội rằng, nợ công đang tiếp tục tăng nhanh.

Cách nào để giải bài toán nợ công

Chưa bao giờ vấn đề nợ công được nhắc đến nhiều như những ngày gần đây, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức thừa nhận tại diễn đàn Quốc hội rằng, nợ công đang tiếp tục tăng nhanh.

Lẽ ra, theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII lần này, Quốc hội sẽ quyết nghị thông qua việc đầu tư Dự án Sân bay Long Thành, vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 khoảng 8 tỷ USD, nhưng cuối cùng lại chỉ dừng ở “xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư”.

Lo lắng về nợ công bao phủ nghị trường

Chính Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng, khi trả lời phỏng vấn của báo chí bên lề Kỳ họp Quốc hội cũng đã thừa nhận, thực hiện Dự án Sân bay Long Thành thì nguồn tiền vay nợ ODA sẽ tác động tới nợ công và lúc này là thời điểm bất lợi khi đặt vấn đề xem xét đầu tư sân bay Long Thành. Đúng, nếu chỉ tính riêng vấn đề tài chính thì việc Sân bay Long Thành được đầu tư vào lúc này sẽ là giọt nước làm tràn ly khi nợ công đang mấp mé ngưỡng an toàn do chính Việt Nam đặt ra là 65% GDP.

Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề nợ công được nhắc đến nhiều như những ngày gần đây, sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn Quốc hội và thừa nhận, nợ công đang tiếp tục tăng nhanh. Cho dù vẫn trong giới hạn cho phép, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014, nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về để cho vay, đã lên tới 26,2% GDP. Trong khi đó, theo quy định của chiến lược nợ công, con số này không được quá 25%.

Trong bối cảnh đó, không ngạc nhiên là có nhiều cái “lần đầu tiên” được bàn đến ở kỳ họp này. Lần đầu tiên không phải chỉ là con số tương đối mà là tuyệt đối về nợ công đã được nhắc tới. Đó là nếu năm 2010, nợ công chỉ có 1,115 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2013 con số này là 1,95 triệu tỷ đồng; năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ đồng (tương đương 60% GDP) và năm 2015, dự kiến nợ công gần 2,9 triệu tỷ đồng (tương đương 64% GDP). Cũng là lần đầu tiên, đã có sự thừa nhận về chuyện phải đi vay đảo nợ, tức là vay để trả nợ chứ không còn chỉ là vay để đầu tư như trước kia. Con số được công bố cũng khá nhức nhối, đó là năm 2013 nghĩa vụ trả nợ chiếm 22,3% tổng thu ngân sách; năm 2014 chiếm 26,2% tổng thu và năm 2015 dự kiến chiếm 32,9%. Có nghĩa là, năm 2015 phải bỏ ra tới gần 1/3 tổng thu ngân sách để trả nợ. Tính trung bình mỗi người dân Việt Nam đang mắc nợ khoảng 1.000 USD.

“Vay để trả nợ là không an toàn. Quốc hội đồng ý nâng mức bội chi là để đầu tư chứ không phải để trả nợ”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã từng nói như vậy.

Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã không khỏi quan ngại khi trong cơ cấu chi ngân sách hiện nay chi thường xuyên lên tới 70%, phần còn lại mới chi cho đầu tư phát triển, chi trả nợ. “Chưa bao giờ vốn dành cho đầu tư phát triển thấp như hiện nay”, Bộ trưởng Vinh lo lắng.

Thoát nợ công, cách nào?

Phân tích về cơ cấu nợ, ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Cái đáng lo chính là các khoản nợ vay trong nước, lãi suất cao và thời gian ngắn”. Chuyên gia này thậm chí còn quan ngại hơn khi nhắc đến khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, lên tới cả hơn triệu tỷ đồng mà chưa hề được tính vào nợ công của quốc gia; nghĩa là hoàn toàn khác với chuẩn quốc tế.

Đồng quan điểm, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, cách tính nợ công hiện nay chưa đánh giá hết những rủi ro tiềm tàng đối với nợ công của Việt Nam. Và rằng, nếu tính cả khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước thì nợ công Việt Nam đã vượt trên 100% GDP. Điều này rõ ràng là rất đáng lo ngại.

Có thể nhắc lại câu chuyện của Vinashin và cả khoản vay trị giá 750 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để thấy những hệ lụy khôn lường khi các khoản vay lớn của các doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

Nhiều ví dụ rất điển hình minh chứng cho luận điểm này: từ chuyện cái ụ nổi của Vinalines, các dự án đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép, cho đến hàng loạt dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM bị chậm tiến độ, đội tổng mức đầu tư từ 60% đến 172% so với phê duyệt ban đầu.

Nếu tiến độ dự án được đẩy nhanh, tổng mức đầu tư không phải điều chỉnh thì ít nhất đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ và nhờ vậy nợ công cũng giảm thêm được một khoản. Nếu các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn đầu tư một cách có trách nhiệm và hiệu quả sẽ không có chuyện Chính phủ lại phải đứng ra chịu trách nhiệm cho các khoản vay mà mình đã bảo lãnh…

Giải quyết nợ công là một câu chuyện dài, không thể trong ngày một ngày hai và nó bao gồm hàng loạt giải pháp phải thực hiện, từ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước đến tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây đang phải đối mặt với khó khăn, tăng trưởng chậm lại và nguy cơ sập bẫy thu nhập trung bình đang hiện hữu. Nếu sập bẫy, chuyện trả nợ sẽ thực sự khó khăn. Vì thế, bài toán lớn nhất và khó khăn nhất lúc này có lẽ là làm sao để nền kinh tế có thể tăng trưởng cao hơn, hiệu quả hơn trong nhiều năm.

>Nợ công trong nước sẽ chạm đỉnh vào năm 2016
>6 quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới
>
Nợ công tiến sát giới hạn cho phép
>Nợ công đang trong giới hạn cho phép
>
Nợ công và vấn đề dùng người
>Đau đầu vì nợ công
>
Áp lực nợ công rất đáng lo ngại
>Nợ công: "Khó đã dồn đến chân tường"
>
Nỗi lo trả nợ công

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cách nào để giải bài toán nợ công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO