Cách mạng công nghiệp lần 4 và thực tế tại Việt Nam

01/05/2017 06:32

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược VNPT cho rằng "Chúng ta đang nói quá xa về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" và đang nói nhiều về cảm xúc.

Cách mạng công nghiệp lần 4 và thực tế tại Việt Nam

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược VNPT cho rằng "Chúng ta đang nói quá xa về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" và đang nói nhiều về cảm xúc.

Trong một buổi tọa đàm diễn ra gần đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược VNPT đã có những "trải lòng" về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây cũng như cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng này.

Vị Giám đốc chiến lược VNPT cho biết: "Với kinh nghiệm làm tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp lớn trong nhiều năm, tôi cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra những cơ hội. Và tôi nhìn thấy cơ hội duy nhất là mỗi cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn cầu gần như xóa bỏ và lập lại ở một số điểm. Đây chính là cơ hội cho các quốc gia đi sau như Việt Nam".

Lấy ví dụ thực tế, ông Hòa cho hay, nếu như nhờ Internet, Ấn Độ vươn lên quốc gia toàn cầu, thì một nước nghèo và đi sau như Việt Nam liệu có bắt kịp cơ hội này hay không? Nếu đi theo tịnh tiến thì Việt Nam đi sau 30 năm. Nếu xét về logic, môi trường và ngữ cảnh để đầu tư sáng tạo thì Việt Nam không có cơ hội".

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được nhắc đến với tần suất dày đặc trong thời gian gần đây và được xem như một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp cuộc công nghiệp này và tạo ra sự bứt phá. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa thì "Chúng ta đang nói quá xa về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" và đang nói quá nhiều về cảm xúc.

"Tôi thường xuyên làm việc với các chuyên gia, sở hữu trí tuệ thì đóng góp trí tuệ cho GDP của Việt Nam cực kỳ thấp, dưới 5%, Trong khi đó chỉ số đóng góp trí tuệ cho GDP Nhật Bản là trên 75%.

Với tình cảnh này, cơ sở nào để nói rằng chúng ta đứng lên dẫn đầu làn sóng công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 trong khi không một tập đoàn nào ở Việt Nam có một quy trình R&D bài bản. Do đó, Việt Nam cần nhìn lại cuộc cách mạng này và xem Việt Nam đang đứng ở đâu?"

>Hiểu thế nào về cách mạng công nghiệp 4.0?

Với kinh nghiệm tư vấn, nếu chúng ta biết tập trung vào sự lãng phí của các doanh nghiệp, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội giảm chi phí. Nếu như chỉ số lãng phí của doanh nghiệp đa quốc gia là 1%/doanh thu, thì của VN là 30%. Con số đó cho thấy sự lãng phí lớn đến thế nào ở Việt Nam.

Nếu chúng ta cắt được sự lãng phí đó thì đấy là lãi. Hãy nhìn chỗ nào nguy nhất là có cơ hội lớn nhất để thay đổi. Đối với cộng đồng khởi nghiệp thì hãy cắt bỏ lãng phí phần chi phí không hiệu quả của mình sẽ tạo sức bật rất lớn.

Trong khi đó, cũng nói về cơ hội của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và trí tuệ nhân tạo, ông Lê Công Thành, Công ty Cổ phần Công nghệ chọn lọc Thông tin với sản phẩm Hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội SMCC cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít cơ hội. Đa phần các công ty phát triển trí tuệ nhân tạo đình đám trên toàn thế giới đều là các công ty lớn có tiềm lực và nhiều đội ngũ chuyên gia.

Mặc dù trí tuệ nhân tạo là một hướng đi rất triển vọng và mọi người đều nhìn thấy khả năng nhưng lại rất nhiều khó khăn. Và bày tỏ quan điểm riêng của mình, ông Lê Công Thành cho rằng: "tôi lại nhìn thấy theo một khía cạnh tiêu cực hơn đó là trí tuệ nhân tạo sẽ đạt được thành công trước ở nước ngoài và nó sẽ gây áp lực lên xã hội Việt Nam".

Đó là khi máy móc, robot sẽ thay thế nguồn lao động thủ công. " Đó là tác động nhiều nhất của trí tuệ nhân tạo với xã hội Việt Nam trong thời gian ngắn nhất".

Cái chúng ta bị tác động nhiều nhất ở trí tuệ nhân tạo là nhân lực dư thừa. Bởi vậy trách nhiệm của các công ty startup của Việt Nam là hấp thu các nguồn nhân lực dôi dư đó.

Cũng trong buổi tọa đàm, hầu hết các diễn giả đều có nhận định chung là làm start-up đòi hỏi phải có những nỗ lực phi thường, phải có đam mê, khát vọng, phải có niềm tin, không thể đi đường tắt đến tới thành công, phải nhìn vào sự kém cỏi của mình để học hỏi và tận dụng cơ hội…

Nếu giải mã được những vấn đề trên, Startup Việt hoàn toàn chiếm lĩnh được những cơ hội mới trong cuộc cách mạng 4.0 này.

>Kỹ sư gốc Việt phát triển trí tuệ nhân tạo tại Google Brain

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cách mạng công nghiệp lần 4 và thực tế tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO