Bây giờ, khái niệm tín dụng rất khác!

HẢI VÂN thực hiện| 28/11/2012 09:54

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói: "Tất cả các lý do vi mô, vĩ mô đều cho thấy tín dụng tăng trưởng thấp là bình thường, thậm chí còn là tín hiệu tốt để buộc phải tập trung vào chất lượng thay vì chỉ chú ý đến mức tăng trưởng".

Bây giờ, khái niệm  tín dụng rất khác!

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói: "Tất cả các lý do vi mô, vĩ mô đều cho thấy tín dụng tăng trưởng thấp là bình thường, thậm chí còn là tín hiệu tốt để buộc phải tập trung vào chất lượng thay vì chỉ chú ý đến mức tăng trưởng".

Đọc E-paper

Đến tháng 10/2012, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,36%, trong khi tăng trưởng huy động của hệ thống ngân hàng (NH) đạt khoảng 14% (khoảng 400 nghìn tỷ đồng). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói lý do tăng trưởng tín dụng thấp là do các NH dùng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng để mua 183 nghìn trái phiếu Chính phủ.

* Theo ông, phần trả lời của Thống đốc đã đủ để giải thích vấn đề lâu nay dư luận quan tâm: Tiền huy động đi đâu?

- Đấy chỉ là giải thích tại sao tốc độ tăng tín dụng thấp. Ông Thống đốc chưa nói tiền đã đi đâu. Tốc độ tăng tín dụng do NH báo cáo thường rất thấp, chỉ khoảng 2 - 3%. Tín dụng là cho vay và phải đi kèm các điều kiện cho vay, nhưng bây giờ, khái niệm tín dụng rất khác, chỉ mang tính chất gần giống.

Ví dụ, ủy thác đầu tư, hay đầu tư vào trái phiếu (kể cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (DN) đang được ngân hàng kiểm soát chặt và coi đó như tín dụng, dù thực chất về phân loại tài sản của ngân hàng không ai gọi đó là tín dụng. Nếu tính cả những phần đó thì tổng tín dụng hiện nay lên gần gấp đôi.

* Xã hội và DN nên hiểu như thế nào về tín dụng hiện nay ?

- Thời gian qua, mức tín dụng và đầu tư được các NH báo cáo đều tăng, nhưng kinh tế vẫn chỉ tăng trưởng khoảng 5%, cho thấy hiệu quả sử dụng tín dụng thấp. Một bộ phận lớn của kênh vốn tín dụng đã bị sử dụng bừa bãi, việc đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán đã không tạo ra tăng trưởng kinh tế thực chất.

Tín dụng tăng trưởng thấp còn liên quan đến chuyện gần 100.000 DN tìm "lối thoát" bằng co hẹp sản xuất, giải thể. DN gặp khó khăn không chỉ trong việc sử dụng vốn tín dụng mà còn trong hoàn trả vốn tín dụng đã vay, làm gia tăng nợ xấu.

So sánh ở một số con số giữa tín dụng và tăng trưởng sẽ thấy rất rõ. Năm 1995, quy mô tín dụng cho nền kinh tế chỉ 20% GDP trong khi tốc độ tăng GDP lên tới 9,5%. Nhưng đến hết 9 tháng đầu năm 2012, tín dụng lên tới mức 125% GDP (tương đương 2,8 triệu tỷ đồng) mà GDP tăng trưởng chỉ 4,73%.

Nếu so sánh chuyện tín dụng tăng thấp hơn của năm nay với mức tăng cao hơn của mấy năm trước, thì năm nay tăng thấp là tốt, là đúng hướng. Mặt khác, ngay cả khi mức tăng tín dụng thấp hơn, mức tăng trên nền của tổng tín dụng tăng thấp cũng đã là một khối lượng rất lớn. Nếu như sử dụng tốt khối lượng tín dụng đó, thậm chí không tăng thì kinh tế đã tăng trưởng được 8 - 10% rồi.

* Nhiều người đang lo ngại, mức độ tăng trưởng tín dụng thấp sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Ông nói gì về vấn đề này?

- Không ai đi đặt mục tiêu như thế. Chính sách tiền tệ không phải là đặt ra mục tiêu trong năm mà là "đi theo" thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Do đó, trong các mục tiêu kinh tế của Quốc hội không hề có mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

Điều hành đúng bản chất của chính sách tiền tệ là phải linh hoạt, phải đứng giữa lạm phát và tăng trưởng để xử lý. Mục tiêu cuối cùng đạt được là lạm phát hay tăng trưởng chứ không phải là mục tiêu về tăng tín dụng hay tăng tổng phương tiện thanh toán (M2).

Dưới góc độ đó, tăng trưởng tín dụng là công cụ chứ không phải mục đích tăng trưởng kinh tế, cho nên không được đánh tráo. Điều hành tiền tệ bây giờ không phải là làm thế nào để tăng trưởng tín dụng mà phải là làm gì để sử dụng được lượng tín dụng đã bơm ra một cách hiệu quả kể cả cho phía người đi vay (DN) và cả người cho vay (các tổ chức tín dụng). NHNN phải giải thích rõ được những chuyện như vậy.

* Cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bây giờ, khái niệm tín dụng rất khác!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO