Áp lực ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2017

TS. NGUYỄN VIẾT LỢI - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính/THANH HUYỀN ghi| 02/08/2017 06:16

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 6 ước tính chỉ đạt 500,9 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% dự toán năm, trong đó thu nội địa 399,1 nghìn tỷ đồng...

Áp lực ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2017

Năm 2017 là năm đầu triển khai Luật Ngân sách nhà nước và cũng là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2017 - 2020.

Đọc E-paper

Do đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, chính sách tài khóa năm 2017 được điều chỉnh theo hướng thận trọng, chặt chẽ, tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Đã có điều chỉnh lớn của chính sách tài khóa năm 2017. Thể chế chính sách, pháp luật về thu NSNN được tập trung hoàn thiện. Chính sách chi NSNN năm 2017 tiếp tục được thực hiện theo hướng tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả, gắn với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, tăng cường phân bổ nguồn lực công trọng tâm, trọng điểm gắn với liên kết vùng kinh tế, tập trung sức lan tỏa của các trung tâm kinh tế vùng. Năm 2017 cũng là năm điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

Thế nhưng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 6 ước tính chỉ đạt 500,9 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% dự toán năm, trong đó thu nội địa 399,1 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô 21,1 nghìn tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ xuất nhập khẩu 80,6 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là do vẫn còn những khoản thu từ thuế đạt thấp so với dự toán, đặc biệt là các khoản thu liên quan đến sản xuất, kinh doanh từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 6 ước tính đạt 533,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, chi trả nợ lãi 50 nghìn tỷ đồng, riêng chi đầu tư phát triển mới đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán năm. Trong khi đó vẫn còn chưa phân bổ hết dự toán NSNN, giao dự toán còn chậm.

Việc giao kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu chính phủ vẫn còn chậm, cuối tháng 4 mới bắt đầu giao đợt 2 vốn NSNN và việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN cho các bộ, ngành, địa phương mới đạt 95%. Đến cuối tháng 4, Quốc hội mới thông qua danh mục và mức vốn trái phiếu chính phủ cho từng công trình nên kế hoạch vốn mới giao được 18% dự toán.

Trong tháng 5, các bộ, ngành và địa phương vẫn đang phân bổ đến từng dự án để thực hiện. Đó là chưa kể còn có 3.600 tỷ đồng vốn thuộc các chương trình mục tiêu chưa được Quốc hội phân bổ, trong đó 600 tỷ đồng vốn trong nước, 3.000 tỷ đồng vốn ngoài nước.

Chi NSNN có thể tăng cao trong những tháng cuối năm khi điều chỉnh tiền lương cơ sở, tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công từ ngày 1/7. Đồng thời, thực hiện mục tiêu cơ cấu lại chi NSNN theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016  của Bộ Chính trị theo hướng tăng tỷ lệ chi đầu tư trong tổng chi NSNN cũng tạo áp lực trong điều chỉnh chi NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên.

Bội chi NSNN cũng vì thế sẽ khó giữ được mức Quốc hội quyết định (3,5% GDP). Mặc dù trong nửa đầu năm, cân đối ngân sách tích cực nhưng nếu triển vọng tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng lớn tới thu NSNN, từ đó tác động tới cân đối ngân sách. Thách thức bội chi NSNN 2017 còn do vốn đầu tư công được thanh toán trong 2 năm nên một số công trình chưa thanh toán vốn năm 2016 sẽ chuyển sang thanh toán trong năm nay.

Cạnh đó, một số trường hợp phải kéo dài số dư dự toán vốn vay ODA năm 2016 sang năm 2017 để thực hiện cam kết với nhà tài trợ. Áp lực tăng chi thường xuyên vào những tháng cuối năm cũng ảnh hưởng mạnh đến khả năng cân đối, đảm bảo NSNN, đặc biệt là ngân sách trung ương. 

Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang triển khai Luật Ngân sách nhà nước, theo đó, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay, chỉ vay trong khả năng trả nợ và kiểm soát chặt khoản vay của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công, nhất là quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn vay, quản lý tốt nợ trung hạn và quỹ tích lũy trả nợ, quản lý và xử lý kịp thời rủi ro, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay. Quản lý những khoản vay mới, khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh và không mở rộng diện bảo lãnh.

Quốc hội đã phê duyệt tổng dự toán thu NSNN năm 2017 là 1.212.180 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016, tổng số chi là 1.390.480 tỷ đồng và bội chi (không gồm trả nợ gốc) dự kiến là 178.300 tỷ đồng, tương đương 3,5% GDP.

>Ngân sách nhà nước thu 24.500 tỉ đồng nợ thuế

>Bất ngờ từ ngân sách nhà nước

>Thu ngân sách Nhà nước nguy cơ thâm hụt trầm trọng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Áp lực ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO