Nguy cơ doanh nghiệp mất trắng chi phí đào tạo

14/08/2013 05:25

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên là điều cần thiết. Tuy nhiên, bỏ ra chi phí để đào tạo cho đối thủ thì doanh nghiệp cần cân nhắc lại.

Nguy cơ doanh nghiệp mất trắng chi phí đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên là điều cần thiết. Tuy nhiên, bỏ ra chi phí để đào tạo cho đối thủ thì doanh nghiệp cần cân nhắc lại.

Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp đã bỏ ra một số tiền không nhỏ đưa nhân viên đi đào tạo trong và ngoài nước; với điều kiện, sau khi trở về, các nhân viên này phải làm việc cho doanh nghiệp mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận.

Nhưng sau thời gian đào tạo, nhân viên lại đem kiến thức đó phục vụ cho một doanh nghiệp khác hoặc vì lý do nào đó họ không muốn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đã bỏ ra chi phí đào tạo mình.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Bộ luật lao động 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 đã hết hiệu lực thi hành thì “…người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo…” .

Đồng thời Điều 13, Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn rằng “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo… trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của BLLĐ…”.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật lao động trước thời điểm BLLĐ 2012 ra đời, dù người lao động và doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng thoả thuận quyền và nghĩa vụ của đôi bên nhưng nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng các trường hợp quy định tại Điều 37, BLLĐ cũ thì các nội dung thoả thuận về thời gian làm việc sau quá trình đào tạo và chi phí bồi thường sẽ bị vô hiệu.

Đặc biệt, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì họ chỉ cần báo cho doanh nghiệp trước 45 ngày thì họ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, Nghị định 44/2013/NĐ-CP đã bãi bỏ Nghị định 44/2003/NĐ-CP lại không có quy định hướng dẫn chi tiết về trường hợp này. Do đó, doanh nghiệp lại phải “chờ” quy định hướng dẫn để tìm giải pháp cho doanh nghiệp mình.

Từ các quy định của BLLĐ đã hết hiệu lực cho đến các quy định mới trong BLLĐ 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa có được cơ chế để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong trường hợp này, gây thiệt hại cho doanh nghiệp đồng thời cũng là một rào cản hạn chế các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực.

Công ty luật PLF

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nguy cơ doanh nghiệp mất trắng chi phí đào tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO