Hệ quả của hợp đồng thương mại vô hiệu

27/08/2013 06:44

Khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp có thể tự do ràng buộc nghĩa vụ lẫn nhau. Nhưng trong chừng mực nào đó, pháp luật vẫn có quy định về những thoả thuận vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến vô hiệu.

Hệ quả của hợp đồng thương mại vô hiệu

Khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp có thể tự do ràng buộc nghĩa vụ lẫn nhau. Nhưng trong chừng mực nào đó, pháp luật vẫn có quy định về những thoả thuận vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến vô hiệu.

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của sự vô hiệu, hợp đồng vô hiệu có thể được chia thành:

- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ (Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối);
- Hợp đồng vô hiệu từng phần (Hợp đồng vô hiệu tương đối);

Đối với hợp đồng vô hiệu một phần, phần hợp đồng không vô hiệu vẫn được thực hiện bình thường như thỏa thuận giữa các bên.

Xét về việc phạt vi phạm thì chế tài này được đặt ra khi bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại pháp luật thương mại.

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ giám định mà bên giám định cấp chứng thư giám định sai theo quy định của pháp luật thương mại.

Tuy vậy, không phải lúc nào bên bị vi phạm cũng có thể yêu cầu phạt bên vi phạm. Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chỉ khi các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

Xét về bồi thường thiệt hại, giá trị bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Trên thực tế, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại đều vướng mắc nhiều khó khăn. Mặc dù xác định được là có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng để chứng minh được có thiệt hại thực tế lại là điều trở ngại, do luật thương mại quy định bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Do đó, khi tiến hành giao kết hợp đồng thương mại, hai bên nên đưa ra những điều khoản ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, cụ thể là phải xác định rõ các điều khoản về phạt vi phạm, bồi thường khi có tổn thất xảy ra và thỏa thuận đưa vào hợp đồng một số trường hợp được xem là thiệt hại thực tế.

Công ty Luật PLF

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hệ quả của hợp đồng thương mại vô hiệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO