Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Độ mở của hội nhập

DUY KHUÊ| 19/02/2014 08:53

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này được xem là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thể hiện quyết tâm hội nhập của các nhà soạn thảo chính sách của Việt Nam.

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Độ mở của hội nhập

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này được xem là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), thể hiện quyết tâm hội nhập của các nhà soạn thảo chính sách của Việt Nam.

Đọc E-paper

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi với mục tiêu tạo thuận lợi hơn cho việc thành lập DN, đối xử bình đẳng giữa các loại hình DN, đồng thời giảm chi phí cho tổ chức quản lý, cơ cấu lại doanh nghiệp.

Quan trọng hơn, Luật cũng sẽ tạo ra một bước đệm, động lực mới để các DN sẵn sàng cạnh tranh quốc tế khi một loạt các hiệp định kinh tế, thương mại... được ký kết trong thời gian tới.

Theo ông Lương Văn Lý, Giám đốc Công ty Tư vấn DNL Partners, Thông tin ban đầu về Luật Doanh nghiệp sửa đổi là đơn giản hóa thủ tục là điều đáng hoan nghênh. Bởi, thủ tục thành lập DN và khởi sự kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí.

Do đó, Dự thảo Luật sửa đổi lần này cũng nhằm mục đích nâng cao mức xếp hạng về năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ở góc độ khác, ông Lương Văn Lý cho rằng, DN nước ngoài cũng sẽ rất hoan nghênh thay đổi này, qua đó Việt Nam sẽ cải thiện được môi trường đầu tư để thu hút DN nước ngoài. "Nhưng đây cũng chỉ là ban đầu thôi, vì còn phải chờ nghị định hay văn bản dưới luật sẽ đưa ra những kiểm soát, khống chế nào nữa", ông Lý cho biết.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Sông Thu, bày tỏ, một vấn đề bất nhất trong Luật Doanh nghiệp hiện nay là chưa quy định rõ về việc các thành viên cổ đông trong công ty. Cụ thể, đối với công ty cổ phần ba thành viên, trường hợp 1 trong 3 thành viên khi chuyển nhượng cổ phần nhưng vẫn Luật không cho thay thế thành viên mới.

Điểm đáng chú ý nhất trong Dự thảo sửa đổi Luật lần này là việc Ban soạn thảo đưa ra quy định nhằm tách bạch quyền sở hữu vốn nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh của các DN. Theo đó, Chính phủ sẽ thành lập một cơ quan chủ sở hữu chuyên trách và độc lập với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Việc bãi bỏ quy định bắt buộc đăng ký ngành nghề kinh doanh trong Dự thảo Luật mới là tiến bộ quan trọng nhất.Tuy nhiên, theo nhiều DN góp ý là sự cải tiến về khâu đăng ký thành lập DN phải đi kèm với việc tái cơ cấu bộ máy hậu kiểm của Nhà nước. Do đó, chuyện tổ chức và phân công khâu hậu kiểm phải quy định rõ ràng".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Độ mở của hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO