Các hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam

05/03/2015 07:03

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.

Các hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đối với doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập tổ chức kinh tế.

Căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài, theo đó các bên cùng kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận và chịu rủi ro chung mà không thành lập một pháp nhân mới. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.

Hình thức này cho phép các bên hoạt động với tư cách pháp lý độc lập, linh hoạt giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vì không thành lập pháp nhân mới, PLF lưu ý các bên ký kết hợp đồng BCC cần thỏa thuận chặt chẽ về việc quản lý dự án, lựa chọn con dấu, quyền đại diện tham gia ký kết hợp đồng, v.v… để tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc bắt buộc liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định.

Trong trường hợp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của một thương nhân Việt Nam theo tỷ lệ luật định và phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

3. Chi nhánh và văn phòng đại diện

Hình thức thành lập hiện diện thương mại cuối cùng đó là các nhà đầu tư có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Theo quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật nước thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp, sẽ được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nếu đã hoạt động không dưới 1 năm và được thành lập chi nhánh nếu đã hoạt động không dưới 5 năm.

>Các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014
>Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp: 2 nhược điểm cần sửa
>Luật Doanh nghiệp "lọt thỏm như ốc đảo"
>Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

Công ty Luật PLF

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Các hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO