Hướng mặt về đuôi máy bay – an toàn hơn cho hành khách?

H.K/DNSGCT| 19/08/2013 01:17

Sau vụ tai nạn của máy bay hãng Asiana tại sân bay quốc tế San Francisco ngày 6/7 với hậu quả là ba người chết và 181 người bị thương...

Hướng mặt về đuôi máy bay – an toàn hơn cho hành khách?

Sau vụ tai nạn của máy bay hãng Asiana tại sân bay quốc tế San Francisco ngày 6/7 với hậu quả là ba người chết và 181 người bị thương, các bác sĩ chữa chạy cho các nạn nhân của vụ tai nạn đã thúc giục các hãng sản xuất máy bay trên thế giới quan tâm đến thiết kế ghế ngồi an toàn cho hành khách hơn.

Đọc E-paper

>>Đi máy bay an toàn đến mức nào?
>>
Hành xử văn minh khi đi máy bay
>>
Trộm trong... chuyến bay
>>
Để đừng biến mình trở thành tội phạm tại cổng an ninh sân bay
>>
Phòng chờ sân bay đẳng cấp dành cho doanh nhân
>>
Tránh những rắc rối khi làm thủ tục xuất/nhập cảnh tại sân bay

Airbus A380: Siêu máy bay “khủng” nhất thế giới

Trọng tâm các yêu cầu là việc lắp đặt chiếc đai an toàn bảo vệ cả phần lưng cho hành khách (three-point seatbelt, giống như loại dây đai lắp đặt tại ghế dành cho tiếp viên hàng không trên máy bay), vì đa số hành khách đều bị tổn thương phần xương sống khi máy bay giảm tốc đột ngột.

Bên cạnh đó, một ý kiến được xem là khá thuyết phục từ các nhà nghiên cứu cho rằng khoang khách máy bay nên lắp đặt các hàng ghế hành khách hướng mặt về phía đuôi máy bay vì với vị trí này khi có lực mạnh tác động lên máy bay thì phần lưng, cổ, đầu của hành khách sẽ được bảo vệ tốt hơn.

David Learmount, biên tập viên về nội dung khai thác và an toàn hàng không của tạp chí flightGlobal.com, từng là phi công của Không lực Hoàng gia Anh, cũng đồng ý rằng trong trường hợp xảy ra tai nạn những người ngồi hướng mặt về phía đuôi máy bay trong khoang sẽ an toàn hơn.

Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện, trên các chiếc máy bay vận chuyển của Không lực Hoàng gia Anh cũng có lắp đặt các chiếc ghế ngồi có hướng mặt về phía đuôi máy bay.

Khi bị va đập, tâm điểm của trọng lực tác động lên cơ thể hành khách sẽ cao hơn rất nhiều, vì vậy bản thân chiếc ghế, phần kết nối và sàn máy bay phải cứng cáp và chắc chắn hơn.

Tất nhiên điều này sẽ làm tăng trọng lượng của máy bay dẫn đến tăng lượng nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của máy bay. Chi phí là một rào cản đối với các hãng hàng không trong việc thay đổi cấu trúc máy bay.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt ghế xoay mặt về phía đuôi máy bay có thể sẽ đối lập với nhu cầu của hành khách về cảm giác cũng như sức khỏe. British European Airways đã từng bay chiếc phản lực Trident với phần lắp đặt cả hai hướng ghế trên khoang khách của nó và hành khách đã đổ xô để giành những chiếc ghế xoay mặt về phía mũi máy bay.

Các nghiên cứu về vấn đề thiết kế chiếc ghế ngồi trên máy bay bao gồm một báo cáo của Cơ quan Tin tức Hàng không Không gian vào năm 1952 đưa ra một đề cập rằng hành khách trong những chiếc máy bay vận chuyển có thể có cơ hội sống cao hơn 10 lần nếu ngồi ghế có mặt hướng về phần đuôi máy bay.

Và một bài báo của Richard Snyder, một nhà khoa học của Đại học Michigan, kết luận những dữ liệu nghiên cứu đã chứng minh một cách áp đảo rằng những hành khách ngồi ghế hướng mặt về phía đuôi máy bay sẽ chịu đựng được lực tác động mạnh hơn rất nhiều.

Về ý tưởng lắp đặt dây đai bảo vệ phần lưng cho hành khách giúp trọng lực di chuyển từ phần eo lên phần vai của cơ thể nếu xét từ góc độ an toàn thì đó là một ý tưởng hay nhưng về mặt tài chính thì liệu với những hãng hàng không giá rẻ như Ryanair khó có thể chấp nhận.

Hãng hàng không giá rẻ của Ireland đã có một chặng đường không ngắn để có thể giảm trọng lượng tối đa của máy bay từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất như giảm kích thước của cuốn tạp chí cung cấp trên chuyến bay hay phục vụ khách ít đá hơn trong ly thức uống…

Năm ngoái, Ryanair từng mong muốn sẽ hoàn tất ý tưởng khoang khách đứng và cũng từng cho rằng dây an toàn không thể giúp con người có thể sống sót trong tình huống máy bay bị tai nạn.

Tất nhiên đối với các hãng hàng không khác, việc phải tháo bỏ tất cả các dây đai an toàn trên các máy bay để lắp đặt loại dây mới là một thách thức về tài chính khá lớn. Đối với hành khách, việc đồng ý ngồi trong tư thế bị “quấn chặt” cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp.

Tuy nhiên, con số hành khách gồm 304 người đã sống sót sau vụ tai nạn là một bằng chứng hết sức thuyết phục về mức độ đảm bảo an toàn của ngành sản xuất máy bay hiện đại. Liệu con số người chết sẽ là bao nhiêu nếu thay vào đó là một chiếc B707?

Hai dẫn chứng khác cho thấy mức độ khá yên tâm dành cho dòng máy bay hiện đại B777 là vụ tai nạn của chuyến bay Hãng British Airways trên đường băng sân bay Heathrow năm 2008 và một năm sau đó là sự kiện được xem như huyền thoại khi chiếc B777 của Hãng US Airways đáp trên sông Hudson, cả hai vụ tai nạn này đều không có thương vong.

Theo dữ liệu thống kê của Cơ quan An toàn Vận chuyển Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 1962 đến năm 1981 có 54% hành khách trên những chuyến bay gặp tai nạn bị chết, từ 1982 đến 2009, con số này đã giảm xuống còn 39%.

Lý do được xác định là do thân máy bay đã được thiết kế chắc chắn hơn, ghế ngồi vững chắc hơn, lối thoát hiểm hiện đại hơn, chất liệu chữa cháy hiệu quả hơn và các nhân viên hàng không được huấn luyện chuyên nghiệp hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hướng mặt về đuôi máy bay – an toàn hơn cho hành khách?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO