Hàng không giá vé rẻ tăng mạnh khắp châu Á

ANH LĨNH| 06/11/2013 00:15

Một trong những lý do giải thích vì sao ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương đạt doanh thu cao kỷ lục trong năm 2013 là sự bùng phát loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp, giá vé rẻ.

Hàng không giá vé rẻ tăng mạnh khắp châu Á

Một trong những lý do giải thích vì sao ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương đạt doanh thu cao kỷ lục trong năm 2013 là sự bùng phát loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp, giá vé rẻ (LCC).

>Phí sân bay hại hàng không giá rẻ
>
Thời của hàng không giá rẻ

Đọc E-paper

VietJet Air không ngừng nhận máy bay mới A320 có gắn "Sharklet" (thiết bị đầu cánh giúp giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu và lực cản)

Theo bảng phân tích Air Traffic của Công ty Amadeus, trong nửa đầu năm 2013, riêng các LCC ở các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã chiếm đến hơn 50% tăng trưởng về lượng ghế cung ứng của mọi LCC khắp thế giới.

Ngày nay, khi cất cánh bay nội địa và bay đến những địa điểm trong cùng một khu vực, có nhiều khả năng hành khách bay với LCC hơn là bay với hãng hàng không truyền thống.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng ghế cung ứng bởi các LCC toàn thế giới đã tăng thêm 6,8% so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng các LCC thuộc châu Á đã tăng đến 28% số ghế chào mời khách hàng, đạt tổng cộng 129 triệu ghế, trong đó: Indonesia tăng 12,3 triệu ghế, Ấn Độ tăng 3 triệu ghế,Thái Lan tăng 2 triệu ghế, Malaysia tăng 1,8 triệu ghế.

Ở tầm mức thành phố điểm xuất phát, tăng đáng kể nhất là các LCC hoạt động từ Jakarta (thêm 2,8 triệu ghế) và Bangkok (thêm 1,2 triệu ghế). Tuy nhiên, London vẫn là thành phố số 1 thế giới về lượng ghế LCC với gần 15 triệu ghế cung ứng trong 6 tháng đầu năm.

Ở hạng nhì là Sao Paulo (Brazil) với 10,75 triệu ghế và xếp hạng ba và hạng tư thế giới là Jakarta (với 9,38 triệu ghế) và Kuala Lumpur (với 8,16 triệu ghế).

Thậm chí, những thị trường với nhiều hành khách nổi tiếng "bảo thủ”, chẳng hạn như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, nay cũng có thêm nhiều ghế cung ứng bởi các LCC.

Tại Nhật, không chỉ là Skymark Airlines, Solaseed Air, StarFlyer mà còn là Jetstar Japan, Peach Aviation (có góp vốn của hãng bay truyền thống ANA) và sắp tới đây là Vanilla Air (cũng của ANA).

Tại Hồng Kông đang tiếp tục diễn ra cuộc cạnh tranh ác liệt giữa hai đối thủ để được phép cất cánh bay, gồm: Hong Kong Express và Jetstar Hong Kong (liên doanh giữa Qantas của Úc, China Eastern Airlines của Trung Quốc và Shun Tak Hong Kong).

Đó là chưa kể đến Scoot, hãng bay giá rẻ do Hãng Hàng không Quốc gia Singapore thành lập, bắt đầu bay Singapore - Hồng Kông với tần suất 5 chuyến/tuần bằng máy bay thân rộng Boeing 777.

Tại Việt Nam, số lượng LCC còn rất khiêm tốn với hai hãng VietJet Air và Jetstar Pacific vẫn ở giai đoạn mở đầu khai phá và người dân Việt chưa thực sự mặn mà với việc bay giá rẻ.

Theo Ana Aero, Vietnam Airlines, một hãng bay truyền thống, hiện nắm giữ 67% thị trường bay nội địa trong khi VietJet Air chiếm trên 20% và Jetstar Pacific 12%.

Đã có sẵn Nok Air (có góp vốn của Hãng Hàng không Quốc gia Thái Lan), Orient Thai và ThaiAirAsia nhưng Thái Lan tiếp tục thu hút nhiều hãng bay giá rẻ.

Chẳng hạn như Thai Lion Air (TLA), một liên doanh mới hình thành giữa gã khổng lồ Lion Air ở Indonesia với hai công ty du lịch/lữ hành Thái Lan, với kế hoạch từ cuối tháng 12/2013 sẽ cung ứng mỗi ngày 3 chuyến bay Bangkok - Chiang Mai; 2 chuyến bay Jakarta - Bangkok; 1 chuyến bay Bangkok - Kuala Lumpur.

Sang năm 2014, TLA sẽ mở các đường bay từ Bangkok đến Ấn Độ và Trung Quốc. Cuối tháng 12/2013 cũng là thời điểm hãng vé rẻ bay xa đầu tiên hoạt động, từ Bangkok tung cánh bay. Đó là Thai AirAsia X.

Và nếu mọi việc diễn biến theo kế hoạch thì năm 2014 sẽ là năm VietJet Air cùng đối tác KanAir bắt đầu hoạt động từ thị trường Thái.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hàng không giá vé rẻ tăng mạnh khắp châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO