Uber được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam

P.V| 04/04/2015 03:55

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho Uber được hoạt động theo đúng pháp luật tại Việt Nam.

Uber được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục đã ký văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND TP.HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến quản lý hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) tại Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý với Báo cáo của Bộ GTVT về hoạt động kinh doanh của Uber tại Việt Nam.

Báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ, Uber hoạt động tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP.HCM cấp ngày 30/8/2014. Sau khi có những ý kiến trái chiều của dư luận về loại hình này, Bộ GTVT đã yêu cầu Uber chỉ ký hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Bộ sẽ chỉ đạo Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra định kỳ và đột xuất về hoạt động của Uber, trường hợp phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị sự phối hợp từ các Bộ, ngành trong việc quản lý dịch vụ này. Cụ thể: Bộ Tài chính quản lý về nghĩa vụ thuế, tài chính; Bộ Công Thương quản lý về thương mại điện tử; Ngân hàng Nhà nước quản lý về thanh toán quốc tế; UBND TP.HCM quản lý về cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm tạo điều kiện cho Uber hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và cạnh tranh lành mạnh...

Thủ tướng đồng ý với báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải nêu trên, đồng thời yêu cầu UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của mình.

Đối với kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời cho Hiệp hội Taxi TP.HCM biết.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép Uber hoạt động tại Việt Nam.Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục đã ký văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND TP.HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với báo cáo của Bộ GTVT về hoạt động kinh doanh của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) tại Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý với Báo cáo của Bộ GTVT về hoạt động kinh doanh của Uber tại Việt Nam.

Báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ, Uber hoạt động tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP.HCM cấp ngày 30/8/2014. Sau khi có những ý kiến trái chiều của dư luận về loại hình này, Bộ GTVT đã yêu cầu Uber chỉ ký hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Bộ sẽ chỉ đạo Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra định kỳ và đột xuất về hoạt động của Uber, trường hợp phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị sự phối hợp từ các Bộ, ngành trong việc quản lý dịch vụ này. Cụ thể: Bộ Tài chính quản lý về nghĩa vụ thuế, tài chính; Bộ Công Thương quản lý về thương mại điện tử; Ngân hàng Nhà nước quản lý về thanh toán quốc tế; UBND TP.HCM quản lý về cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm tạo điều kiện cho Uber hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và cạnh tranh lành mạnh...

Thủ tướng đồng ý với báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải nêu trên, đồng thời yêu cầu UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của mình.

Đối với kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời cho Hiệp hội Taxi TP.HCM biết.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép Uber hoạt động tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Uber được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO