Sinh viên Kinh tế và Công nghệ tìm cơ hội trong hội nhập

TĂNG KHÁNH - VÂN THẢO - QUÝ HÒA| 19/04/2016 08:26

Sinh viên đã được các doanh nhân tư vấn về các vấn đề “nóng” làm sao để người lao động tự tin tận dụng cơ hội ngay trên sân nhà khi hội nhập kinh tế cũng như bí quyết để khởi nghiệp kinh doanh thành công.

Sinh viên Kinh tế và Công nghệ tìm cơ hội trong hội nhập

Trong khuôn khổ Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2016, Chương trình Giao lưu Doanh nhân - Sinh viên vừa được tổ chức tại Trường Đại học (ĐH) Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội (ngày 13/4) và ĐH Công nghệ Sài Gòn (ngày 14/4).

Đọc E-paper

Các sinh viên đã được các diễn giả - doanh nhân tư vấn về các vấn đề “nóng” với giới trẻ là làm sao để người lao động Việt Nam tự tin tận dụng cơ hội ngay trên sân nhà khi hội nhập kinh tế cũng như bí quyết để khởi nghiệp kinh doanh thành công.

Toàn cảnh buổi giao lưu tại Hà Nội
Doanh nhân Bùi Nguyệt Anh - Sáng lập, CEOGenecode Việt Nam: “So với sinh viên nước ngoài, sinh viên Việt Nam còn thiếu tự tin, gặp nhiều rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, làm giảm năng lực cạnh tranh. Để khắc phục, sinh viên cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, từ đó bổ sung kiến thức và kỹ năng, tự tin hơn khi hội nhập”
Doanh nhân Nguyễn Thanh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn Phát triển Kinh doanh Brainmark nhận định: “Sinh viên Việt Nam còn thiếu tự tin vì còn chưa giỏi ngoại ngữ, chưa biết cách giao tiếp, những kỹ năng cơ bản như cách làm hồ sơ xin việc, viết email hay soạn thảo văn bản sao cho đúng chuẩn cũng còn thiếu. Các bạn cần nhận ra những điểm yếu này và cố gắng khắc phục để có thể tham gia vào thị trường lao động quốc tế”
Sinh viên Phan Văn Nghĩa - Khoa Tài chính Ngân hàng thắc mắc sinh viên nên khởi nghiệp trong lĩnh vực gì và bí quyết để khởi nghiệp thành công
Doanh nhân Hoàng Tùng - Sáng lập, CEO Pizza Home chia sẻ: “Trước tiên, sinh viên xác định ý tưởng kinh doanh có mang lại ý nghĩa thiết thực gì cho xã hội, cho cộng đồng hay không rồi mới bắt tay vào làm. Cũng từ lý do và mục đích khởi nghiệp rõ ràng sẽ giúp các bạn tìm được partner (những người cùng làm dự án khởi nghiệp) cùng đam mê, nhiệt huyết để thực hiện dự án, tăng cơ hội thành công”
PGS.TS Trần Anh Tài - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN khuyên sinh viên nên mạnh dạn tham gia những cuộc thi khởi nghiệp để có trải nghiệm, được sự hướng dẫn của các doanh nhân để có điều kiện ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tế
Doanh nhân Ngô Vi Đồng - Chủ tịch HĐQT Công ty Công nghệ tin học HPT chia sẻ 5 bí quyết để sinh viên tự tin hội nhập gồm: Học tập nghiêm túc trong nhà trường và mở rộng kiến thức vĩ mô, quan hệ quốc tế, ngoại ngữ; trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; trang bị những kỹ năng mềm (giao tiếp, trình bày, quản lý thời gian); tham gia công tác xã hội; biết cách cân bằng cuộc sống để khỏe về thể chất, tinh thần
Các doanh nhân cũng khuyên sinh viên học tập tốt chương trình trong nhà trường, nâng cao kiến thức xã hôi, mạnh dạn thiết lập, xây dựng mối quan hệ với những giảng viên, doanh nhân nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực mình quan tâm để có nhà tư vấn (mentor) tin cậy, tăng khả năng thành công, giảm rủi ro thất bại khi khởi nghiệp
Hơn 300 sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn tham gia giao lưu
ThS. Dương Quang Mỹ - Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh ĐH Công nghệ Sài Gòn phát biểu tại sự kiện
Các diễn giả (từ trái qua): Doanh nhân Trần Ngọc Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư ANH GROUP, doanh nhân Phan Công Chính - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Toàn cầu, doanh nhân Cao Tiến Vị - Tổng giám đốc Công ty Giấy Sài Gòn, doanh nhân Đinh Hà Duy Trinh - Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT
Sinh viên thắc mắc nên lựa chọn công việc nhẹ nhàng hay tìm công việc có áp lực cao để rèn luyện bản thân khi mới ra trường
Doanh nhân Trần Ngọc Anh nhắn nhủ sinh viên đừng sống một cuộc đời quá nhàm chán mà hãy tạo bước đột phá, đồng thời nên kiên trì theo đuổi đam mê của mình và chơi với người giỏi để mở mang kiến thức
Sinh viên thắc mắc về những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo
Doanh nhân Cao Tiến Vị nhận định nhà lãnh đạo là những người luôn dấn thân, chủ động trong công việc và có tư duy tích cực. Để có thể trở thành nhà lãnh đạo, ông khuyên sinh viên nên sớm nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đồng thời khuyến khích các em tham gia các hoạt động đoàn hội để bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, và tăng sự tự tin
Sinh viên thắc mắc như thế nào là một hồ sơ xin việc (CV) “đẹp”
Doanh nhân Đinh Hà Duy Trinh khuyên sinh viên nên thay đổi tư duy “CV đẹp” bằng “CV nghiêm túc” bằng cách trình bày nội dung chỉn chu, rõ ràng, có thể viết tay hoặc tự đánh máy… Để tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng, bà khuyên sinh viên nên tích lũy kiến thức chuyên môn một cách sâu rộng, cải thiện kỹ năng thuyết trình và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm đối với sinh viên khối ngành công nghệ. Cuối cùng, nên trang bị cho bản thân thái độ làm việc tích cực
Sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin băn khoăn làm thế nào để có cơ hội làm việc ở các quốc gia khác trên thế giới
Doanh nhân Phan Công Chính nhận định công nghệ thông tin là ngành dễ dịch chuyển sang các nước so với những ngành khác. Do đó, sinh viên nên cố gắng học tốt chuyên môn, cải thiện kỹ năng giao tiếp đồng thời phát huy thế mạnh riêng của bản thân để có cơ hội được công ty cử đi đào tạo ở nước ngoài

>Những kỹ năng cần có để hội nhập

>Ứng tuyển hay khởi nghiệp đều cần "hiểu mình - hiểu người"

>Sinh viên chuẩn bị gì để gia nhập thị trường lao động?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sinh viên Kinh tế và Công nghệ tìm cơ hội trong hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO