Rủi ro tín dụng của Việt Nam gấp đôi Thái Lan

NGUYỄN QUANG/BIZLIVE| 11/07/2014 04:22

Theo báo cáo của CTCK VPBank, rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam và các nước trong khu vực giảm so với đầu năm 2014 nhờ tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện. Tuy nhiên, CDS của Việt Nam hiện vẫn gấp đôi so với Thái Lan.

Rủi ro tín dụng của Việt Nam gấp đôi Thái Lan

Theo báo cáo của CTCK VPBank, rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam và các nước trong khu vực giảm so với đầu năm 2014 nhờ tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện. Tuy nhiên, CDS của Việt Nam hiện vẫn gấp đôi so với Thái Lan.

Rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Phillipines. Nguồn: VPBS.

Tháng 6, CDS Việt Nam tạo đáy mới

Nền kinh tế vĩ mô cải thiện cũng như nguồn lực kinh tế đối ngoại dồi dào đã giúp CDS Việt Nam giảm dần kể từ đầu năm 2014.

Đầu tháng sáu, Ngân hàng Thế giới đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên giữ nguyên triển vọng tăng tưởng kinh tế Việt Nam trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu. Một số tổ chức hàng đầu khác như S&P và Moody’s cũng có chung nhận định về tình hình kinh tế khả quan của Việt Nam trong dài hạn

Các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện, giúp CDS đạt mức thấp kỷ lục là 189,52 ngày 11/6 kể từ 1 năm gần đây. Mặc dù CDS Việt Nam sau đó tăng nhẹ và dao động quanh mức 200 điểm nhưng triển vọng kinh tế vẫn rất khả quan. Cuối tháng sáu, CDS Việt Nam ở mức 208,04 điểm.

ndonesia: Thâm hụt cán cân vãng lai và đồng nội tệ tăng giá so với USD

Những nỗ lực giảm mức thâm hụt cán cân vãng lai và ngăn đồng rupiah không tăng giá so với đô la Mỹ đã góp phần làm giảm CDS của Indonesia trong 6 tháng đầu năm 2014. Cán cân thương mại tháng 5 của Indonesia thặng dự không đáng kể, chỉ ở mức 69,9 tỷ USD sau khi thâm hụt mạnh trong tháng 4 do Trung Quốc, đối tác lớn nhất của Indonesia, đang tăng trưởng chậm lại. Hiện tại, Indonesia đang cố gắng tìm kiếm các nguồn lực mới để cải thiện khả năng cung ứng và giảm giá trị nhập khẩu.

CDS của Indonesia đã chạm đáy 135,51 điểm ngày 10/6. Tuy nhiên CDS sau đó tăng do Chính phủ quan ngại cán cân thương mại quốc gia ngày càng thâm hụt. Đồng rupiah trở nên yếu hơn so với đồng USD sau sự kiện xung đột tại I-rắc khiến giá dầu thế giới tăng cao. CDS Indonesia đóng cửa ở mức 160,51 ngày 30/6.

Thái Lan: Hồi phục kinh tế bất chấp những bất ổn chính trị

Nền kinh tế Thái Lan dần hồi phục làm CDS giảm xuống 110,72 vào cuối tháng 6 mặc dù vẫn còn tồn tại những bất ổn chính trị. Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu nổ ra từ 31/10/2013 tác động lớn đến nền kinh tế Thái Lan.

Các quỹ lớn tiếp tục rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán Thái Lan và thị trường trái phiếu. Nhiều tổ chức nước ngoài đang trì hoãn kế hoạch đầu tư của họ. Điều này khiến CDS tăng 64 điểm lên mức 169,50 ngày 27/1/2014, kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra ngày 31/10/2013.

Những bất ổn chính trị dần dịu xuống, CDS theo đó cũng giảm ở những tháng tiếp theo. Sau đó, mặc dù CDS Thái Lan tăng nhẹ trong đầu tháng 5 do quân đội Thái Lan đã đảo chính, bắt giữ Thủ tưởng Yingluck Shinawatra, nhìn chung CDS vẫn đang trong xu hướng giảm.

Philippines: Cải thiện cán cân thanh toán đối ngoại

Tương tự nhiều nước khác trong khu vực, CDS Philippines cũng có xu hướng đi xuống nhờ cán cân thanh toán đối ngoại được cải thiện và chính sách tiền tệ hiệu quả.

Ngày 8/5, S&P đã nâng mức đánh giá nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Philippines từ BBB- lên mức BBB và đánh giá nợ ngắn hạn từ A-3 lên mức A-2, triển vọng ổn định, Philippines đang có mức xếp hạng tín nhiệm khác nhau, Baa3 đối với Moody’s và BBB- đối với Fitch. Tỷ lệ thất nghiệp đối của Philippines giảm từ 7,5% cuối quý I xuống 7,0% trong quý II.

CDS Philippines đóng cửa ở mức 88,80 ngày 30/6, giảm từ mức 113,85 trong đầu năm 2014.

Xếp hạng tín dụng của một số nước trong khu vực. Nguồn: VPBS

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Rủi ro tín dụng của Việt Nam gấp đôi Thái Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO