Nông nghiệp công nghệ cao: Đón "sóng" đầu tư từ doanh nghiệp

N.BẢO| 08/03/2016 00:33

Nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản sẵn sàng bỏ vốn, cùng với TP.HCM đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho các khu nông nghiệp công nghệ cao để đón dòng đầu tư của DN trong lĩnh vực sản xuất nông sản, giống cây trồng.

Nông nghiệp công nghệ cao: Đón

Sau TP.HCM, nhiều địa phương đang bắt tay vào việc thành lập các khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) nhằm thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư cơ sở sản xuất - nghiên cứu - phát triển (R&D). 

Đọc E-paper

Sau thành công của Khu NNCNC (88,17ha) đầu tiên ở huyện Củ Chi (xã Phạm Văn Cội), với tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, TP.HCM đang mở rộng mô hình Khu NNCNC với 4 Khu mới có diện tích 514ha (2 khu ở Củ Chi, một ở huyện Cần Giờ và một tại huyện Bình Chánh), tập trung chủ yếu vào công đoạn sau thu hoạch, ngành chăn nuôi và thủy sản. Dự kiến, trong năm 2016 này, sẽ có 2 khu NNCNC đi vào khai thác, thu hút đầu tư.

Theo ông Từ Minh Thiện - Phó trưởng Ban quản lý Khu NNCNC TP.HCM (AHTP), thay vì đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, các khu mở rộng nhắm đến việc huy động vốn từ nhiều thành phần kinh tế theo hình thức công - tư (PPP). Với xu hướng đầu tư vào nông nghiệp như thời gian gần đây, AHTP cũng không quá khó trong vấn đề kêu gọi DN tham gia.

Chẳng hạn, ở Cần Giờ (khu 90ha, chuyên ngành thủy sản và các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản), dù chưa hoàn chỉnh hạ tầng, nhưng hiện nay Công ty TNHH Việt - Úc (sản xuất tôm giống) đã đăng ký sử dụng 20ha, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cũng đề xuất thuê đất đầu tư tại đây (DN sẽ chủ động đầu tư hạ tầng).

Với khu sau thu hoạch 23ha ở Củ Chi, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản cũng nhiều lần đến làm việc với AHTP đặt vấn đề hợp tác đầu tư, phát triển. Họ sẵn sàng bỏ vốn, cùng với TP.HCM đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho các Khu NNCNC để đón dòng đầu tư của DN trong lĩnh vực sản xuất nông sản, giống cây trồng.

Việc thu hút DN vào các khu NNCNC, khu NNCNC TP.HCM hiện nay dễ dàng hơn so với thời điểm mới đi vào hoạt động (2010) vì với mục tiêu xây dựng nền NNCNC, Thành phố có chính sách hỗ trợ tối đa cho DN trong ngành, đặc biệt là với DN ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quá trình hoạt động.

Theo đó, với giá thuê đất chỉ 1.140 đồng/m2/năm, giảm 50% phí hạ tầng... tính ra, mỗi năm, DN chỉ đóng trên dưới 12 triệu đồng/ha. Trong khi, với việc vào khu NNCNC, thương hiệu, sản phẩm của DN nhận được sự tin cậy của khách hàng do được sản xuất từ các khu NNCNC của thành phố.

Từ sự thành công của mô hình NNCNC tại TP.HCM cùng xu hướng nhiều DN đang đổ xô vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay, nhiều địa phương cũng hướng đến hình thành các khu NNCNC.

Chẳng hạn như tỉnh Hậu Giang đã quy hoạch 5.000ha làm các khu NNCNC. Song, nếu đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thì để hoàn thiện hạ tầng toàn khu (sẵn sàng kêu gọi DN sản xuất), tỉnh phải mất gần 600 tỷ đồng, con số không hề nhỏ so với nguồn ngân sách địa phương.

Còn nếu muốn kêu gọi được sự tham gia của DN (với vai trò là nhà đầu tư hạ tầng), bắt buộc phải thu hẹp quy mô, vì thực tế, cũng không có nhiều DN "mạnh dạn" bỏ vốn lớn vào một "rổ”.

Theo ông Từ Minh Thiện, việc phát triển các khu NNCNC là hướng đi đúng và cần thiết để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hội nhập với thế giới, chí ít là vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm và kiểm soát được các mắc xích trong chuỗi cung ứng của ngành.

>Vắng bóng DN tư nhân trong chính sách nông nghiệp của ASEAN

>Nông nghiệp Việt Nam: Làm sao để phát triển?

>DN Nhật đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nông nghiệp công nghệ cao: Đón "sóng" đầu tư từ doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO