Nâng cao chất lượng nông sản Việt trước thềm TPP

H.ÂU| 10/11/2015 01:15

Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, các sản phẩm xuất khẩu (XK) chủ lực, điển hình như nông sản sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn.

Nâng cao chất lượng nông sản Việt trước thềm TPP

Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, các sản phẩm xuất khẩu (XK) chủ lực, điển hình như nông sản sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi thế thương mại này, trước hết, nông sản phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng.  

Đọc E-paper

Ngày 5/11, 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Knh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã công bố toàn văn hiệp định này. Trong đó, một số lĩnh vực, ngành sẽ hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm, như nông - thủy sản,...

Như Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Trưởng Đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã chia sẻ, nông nghiệp sẽ là lĩnh vực đối diện nhiều thách thức khi TPP có hiệu lực vì đây là hiệp định có tiêu chuẩn cao từ trước đến nay (về chất lượng, xuất xứ hàng hóa...).

Trong khi đó, do không dễ dàng thay đổi cơ cấu sản xuất trong một sớm một chiều nên để gia nhập vào những "sân chơi" lớn, chúng ta phải tự điều chỉnh và thích nghi.

Không phải đợi đến khi TPP có hiệu lực mà gần đây, vấn đề chất lượng, sản lượng nông sản xuất khẩu (XK) của Việt Nam đã được phân tích khá nhiều. Đáng chú ý là các sản phẩm nông sản chủ lực XK liên tục sụt giảm.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong 10 tháng của năm 2015 ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ 2014. Đặc biệt, các mặt hàng có giá trị XK giảm mạnh là cà phê (31,4%), cao su (15,8%) và gạo (11,7%).

Ngay như gạo, vốn là mặt hàng Việt Nam luôn đứng trong top 3 về XK thì tình hình XK cũng không mấy khả quan.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo XK đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỷ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn và trên 300 triệu USD so với cùng kỳ 2014.

Tuy mới đây, dựa trên kết quả XK từ đầu năm 2015, VFA đề xuất 5 nhóm giống lúa chủ lực trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 để khuyến khích nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long canh tác nhưng để hội nhập và có chỗ đứng bền vững, gạo Việt Nam nói riêng hay nông sản nói chung cần quy hoạch mang tính dài hạn, trong đó nhấn mạnh đến đặc trưng và thương hiệu "made in Vietnam".

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Võ Tòng Xuân gợi ý, ngay như gạo Việt Nam, chúng ta có thể bắt đầu như Campuchia (hiện gạo Campuchia XK sang nhiều thị trường khó tính như EU, Mỹ), tức trong số 30 - 40 giống lúa như hiện nay, chỉ cần phục tráng và chọn ra 3 giống tiêu biểu để canh tác, phục vụ XK vì nhiều quá sẽ loãng.

Theo GS. Võ Tòng Xuân, diện tích trồng lúa manh mún không phải là vấn đề tiên quyết mà mấu chốt là gạo giá trị cao phải bắt nguồn từ giống tốt. Sau đó mới đến chọn vùng trồng, rồi đến huy động nông dân trồng một giống với kỹ thuật canh tác. Cũng phải chọn ra một đội ngũ doanh nghiệp chuyên thu mua và sản xuất lúa gạo.

Ở đây, có sự liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố: giống - tổ chức được nông dân - tổ chức được doanh nghiệp.

Đặc biệt, vai trò cầm trịch của các cơ quan quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng (xác định giống đạt chuẩn, hướng dẫn nông dân canh tác đúng chuẩn XK, cùng doanh nghiệp xúc tiến, khai thác thị trường XK...), không thể "thả” các bên liên quan "mạnh ai nấy làm".

>Nội dung Hiệp định TPP về nông nghiệp

>Việt Nam công bố toàn văn Hiệp định TPP

> TPP là gì, tác động ra sao đến kinh tế Việt Nam?

>Bloomberg: 7 tác động của TPP với Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nâng cao chất lượng nông sản Việt trước thềm TPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO