Lật tẩy "mưu đồ dưới nước" của Trung Quốc

TS. ĐẶNG HỒNG SƠN - Trường ĐH KH XH & NV Hà Nội (HẢI VÂN ghi)| 10/06/2015 06:30

Đối với Trung Quốc, khảo cổ học dưới nước mang ý nghĩa chính trị trong vấn đề chủ quyền biển đảo quốc gia.

Lật tẩy

Trên thực tế, rất khó để thu hồi vốn đầu tư khai quật nếu coi các di vật khảo cổ dưới nước đơn thuần là phát huy giá trị văn hóa.

Đọc E-paper

Trung Quốc (TQ) đã thực hiện một phương thức hoàn toàn khác các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đó là khai thác triệt để khách tham quan, lấy tiền của người dân quay trở lại phục vụ cho quá trình nghiên cứu, khai quật tiếp sau đó.

Thế giới những năm qua đã chứng kiến những hành động "không ngại phí tổn" được TQ triển khai để phát hiện cổ vật dưới nước. Năm 2005, TQ đầu tư 30 triệu USD để xây dựng Bảo tàng Con đường tơ lụa bên bờ biển Quảng Châu, trung tâm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Đông.

Năm 2007, TQ chi 45 triệu USD cho việc trục vớt, bảo tồn tàu Nam Hải 1 – tàu chở gốm sứ thời Tống chìm ở độ sâu 27 mét. Những động thái này cho thấy TQ đã xác định đường đi riêng trong phát triển khảo cổ học dưới nước.

Tàu Nam Hải 1 được trục vớt và trưng bày ở "Thủy tinh cung", gian trưng bày quan trọng nhất của Bảo tàng Con đường tơ lụa. Bảo tàng mở cửa cho khách vào xem khai quật khảo cổ học dưới nước.

Vé vào cửa bảo tàng được bán giá 80 nhân dân tệ/người, tương đương 12 USD, trong khi vé vào Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh thời điểm đó chỉ 60 Nhân dân tệ.

Dựa trên các di vật khai quật được từ tàu Nam Hải 1, người ta xác định chủ tàu không phải người TQ mà là người Trung Á, chỉ gốm sứ có xuất xứ Trung Hoa. Tuy nhiên, một vở kịch kiểu Titanic, kể câu chuyện thủy thủ đoàn trước khi tàu đắm đã được công diễn.

Vở kịch không thể phát triển rộng rãi nếu chỉ đặt mục tiêu bảo tồn văn hóa, nhưng ở góc độ này, nó đã được lưu diễn khắp các thành phố lớn của TQ cùng những buổi trưng bày 20 hiện vật tiêu biểu khai quật từ Nam Hải 1.

Cùng với đó, một loạt tàu biển được đóng mô phỏng Nam Hải 1 để thực hiện các chuyến đi trên "con đường tơ lụa" và họ khai thác du lịch theo khía cạnh này.

Với nghiên cứu nhỏ, trưng bày cũng nhỏ nhưng TQ tập trung cho truyền thông cực lớn.

Khởi đầu bằng truyền hình trực tiếp một cuộc khai quật khảo cổ dưới nước năm 2001, từ đó đến nay, hầu hết các cuộc khai quật lĩnh vực này đều được phát trên các kênh truyền hình quốc gia và lưu giữ ở các viện nghiên cứu văn hóa, khảo cổ, các cơ quan liên quan.

TQ muốn phát đi thông điệp: Nơi nào có hiện vật nguồn gốc Trung Hoa, nơi đó là vùng lãnh thổ do người Trung Hoa chiếm cứ và khai thác, bởi họ có ý đồ sẽ hậu thuẫn cho mục tiêu dịch chuyển không gian hàng hải đến toàn bộ dân chúng.

Điều đó cho thấy, khảo cổ học dưới nước mang ý nghĩa chính trị trong vấn đề chủ quyền biển đảo quốc gia.

Không khó để nhận ra mục đích của TQ tập trung vào khảo cổ học không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà quan trọng hơn là nâng cao địa vị cường quốc hải dương của TQ với thế giới.

Gần 30 năm trở lại đây, TQ đã phát triển mạnh khảo cổ dưới nước một cách ồ ạt cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả trên phương diện đầu tư kinh phí và tuyên truyền.

Năm 2005, bằng việc tự chủ về nhân sự thay vì phải dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài (1989-1990) hay dựa vào sự hỗ trợ của hải quân (1998-1999) khảo cổ dưới nước của TQ chính thức tự chủ tiến hành khai quật di sản khảo cổ dưới nước.

Tham vọng trở thành cường quốc đại dương bộc lộ rõ hơn khi Chính phủ TQ rót một khoản kinh phí khổng lồ, tới 430 triệu USD để xây Bảo tàng Hải dương Quốc gia đầu tiên tại Thiên Tân, dự kiến sẽ khai trương vào năm 2017.

Cạnh đó, TQ đưa tàu khảo cổ TQ số 1 có trọng tải 950 tấn, vận tốc 21 hải lý/giờ, chịu được bão cấp 8 vào khai thác.

Kinh phí đầu tư tàu "TQ số 1" lên tới 21 triệu USD, với trang thiết bị hiện đại tương đương các nước tiên tiến trên thế giới, có thể chứa 20 chuyên gia khảo cổ và đoàn thủy thủ 10 người, lương thực đủ sử dụng cho 30 ngày đi biển.

Một loạt các ấn phẩm phổ biến khảo cổ học dưới nước, nghiên cứu chuyên sâu về tàu, thuyền, hải dương cũng được TQ phát triển và lần lượt công bố như công trình khảo cổ dưới nước Tây Sa gắn với vùng biển Đông của Việt Nam.

>Trung Quốc và con đường trở thành 'số 2' thế giới

>Trung Quốc tìm thấy mộ thật của Tào Tháo

>Khi người Trung Quốc áp đặt "luật chơi"

>Trung Quốc : Rải tiền “mua châu Á”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lật tẩy "mưu đồ dưới nước" của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO