Làm gì để cà phê phát triển bền vững?

Ý NHI| 15/03/2011 06:16

Đó là vấn đề được đặt ra tại cuộc hội thảo diễn ra trong chuỗi hoạt động của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột từ ngày 10-15/3/2011 tạp TP Buôn Mê Thuột.

Làm gì để cà phê phát triển bền vững?

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, sản lượng hàng năm trên dưới một triệu tấn nhân, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm, có thời điểm kỷ lục như năm 2008 đạt 2,1 tỷ USD. Mặc dù vậy, sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn, ngành cà phê phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng.

Ảnh VOV News

Tại hội thảo “Phát triển cà phê Việt Nam bền vững” nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra từ ngày 10 - 15/3, ông Lương Văn Tự- Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cho biết, hiện nay giá cà phê Arabica trên thị trường cà phê thế giới thường gấp 2,3 - 2,5 lần giá cà phê Robusta và việc trồng cà phê Arabiaca đang trở nên hấp dẫn, đó là điều bất lợi cho các nước sản xuất Robusta như nước ta.

Vì vậy, trong tương lai ngành cà phê Việt Nam phải tăng sản lượng trồng Arabica và giảm giảm Robusta. Theo kinh nghiệm của các nước như Brazil, Colombia, mỗi năm họ tái canh khoảng 10% lượng cà phê phải trồng lại, thời gian tái canh sau 5 năm mới thu hoạch được, chi phí trồng lại cho 1 ha cà phê của Ấn Độ khoảng 2000 USD.

Song, để phát triển cà phê bền vững, diện tích cà phê khai thác cần ổn định, khoảng 500 ngàn hecta với sản lượng từ 1 triệu đến 1,1 triệu tấn để tránh tình trạng khi giá cà phê xuống thấp lại chặt bỏ. Bên cạnh đó, cần áp dụng quy trình cà phê AGP, doanh nghiệp cũng cần có chính sách hỗ trợ nông dân đảm bảo hạt cà phê thu hoạch chín trên 90%.

Một vấn đề phát triển bền vững, ổn định khác, theo ông Tự là phải đẩy mạnh đầu tư sản xuất cà phê hòa tan. Đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhưng vốn đầu tư lớn và đòi hỏi mạng lưới tiêu thụ rộng, công tác quảng ba làm hương hiệu giỏi. Hiện cả nước có 4 thương hiệu là Vinacafe Biên Hòa, Nestle, Trung Nguyên, Olam công suất mỗi năm đạt 10.000 tấn, tương đương 30.000 tấn cà phê nhân.

Ngoài ra, cần tổ chức mạng lưới thu mua, tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết các ngành trồng cà phê với nhau, liên kết thành cụm để đậu tư chế biến ướt , sấy khô khi gặp thời tiết bất lợi, bảo vệ quyền lợi, giữ giá bán cho người nông dân.

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam - ảnh VOV News

Cũng tại hội thảo bàn tròn “Phát triển cà phê bền vững, kết nối đại đồng cà phê toàn cầu”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cũng đưa ra 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu, đó là tư duy lại khái niệm cà phê, tầm nhìn về một cộng đồng cà phê toàn cầu, đa dạng hóa phong cách, thói quen và văn hóa thưởng thức cà phê, tuần hoàn hóa một cách tổng thể và tích hợp chuỗi sản xuất cà phê, công bằng hóa quán trình trao đổi, phân phối giá trị có được từ ngành cà phê, góp phần chủ động hình thành chế độ bản vị nông sản cho hệ thống tiền tệ toàn cầu, cùng tạo dựng một địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà phê.

Đồng tình ý tưởng của ông Vũ, Giáo sư Peter Timmer phát biểu: “ý tưởng tư duy lại khái niệm cà phê mới" của ông Vũ là cầu nối giữa người kinh doanh cà phê và nông dân. Nhưng những ý tưởng lớn này cần có người lãnh đạo dẫn dắt và vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng.

Ông Trương Đình Tuyển cũng cho rằng: “Phải tìm giá trị chung của cộng đồng cà phê, kế thừa nền tảng di sản cà phê thế giới. Và giải pháp tốt nhất và hãy bắt đầu sáng kiến 4, 5.”

Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cũng đồng tình, ông nói: “Đóng gói giá trị văn hóa vào cà phê đó chính là một trong những yếu tố chinh phục toàn cầu. Khi nói đến bền vững, điều đầu tiên cần quan tâm đó chính là gần gũi thiên nhiên, bảo bệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhân sinh. Và các sáng kiến trên rất phù hợp với mô hình bền vững trong tương lai”.

Một số hình ảnh tưng bừng Lễ hội cà phê đường phố ngày 12/3 tại TP Buôn Mê Thuột. (ảnh lehoicaphe.com)

[ALBUM:1229]

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm gì để cà phê phát triển bền vững?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO