HSBC: Nhiều thử thách với thị trường mới nổi trong 2017

THIÊN YẾT| 14/12/2016 09:40

Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017, ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, năm 2017 sẽ là một năm nhiều thử thách đối với các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

HSBC: Nhiều thử thách với thị trường mới nổi trong 2017

Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017, ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, năm 2017 sẽ là một năm nhiều thử thách đối với các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. 

Đọc E-paper

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại nếu chính phủ mới cắt giảm thuế và tăng đầu tư vào hạ tầng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ tăng lãi suất vào giữa tháng 12/2016 và khoảng vài lần nữa trong năm 2017 do tăng trưởng kinh tế và lạm phát tăng. Đây là một bài toán khó cho rất nhiều nền kinh tế mới nổi khi chi phí vay vốn bằng USD sẽ tăng cao.

Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền của các thị trường mới nổi nếu FED tăng lãi suất. Xu hướng này sẽ gây khó cho các ngân hàng trung ương các thị trường mới nổi khi dư địa cắt giảm lãi suất hầu như còn rất ít. Trong khi Pháp và Đức sẽ bầu cử tổng thống và thủ tướng vào năm 2017 sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tương lai của EU - một trong ba thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Trong bối cảnh ấy, HSBC kỳ vọng kinh tế Việt Nam năm 2017 vẫn tăng trưởng khá. Cụ thể, xuất khẩu vẫn tạo thế cạnh tranh khi lạm phát được kiềm chế. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục vào và góp phần làm xuất khẩu tăng trưởng. Cam kết của Chính phủ về một chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, tiếp tục đổi mới bao gồm đổi mới khu vực tài chính và doanh nghiệp công sẽ giúp đưa Việt Nam tiến tới con đường phát triển bền vững.

Liên quan đến thu hút vốn FDI, dù TPP bị đình trệ nhưng nhờ vào các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và lợi thế cạnh tranh về giá nhân công, Việt Nam vẫn trở thành "công xưởng" khi các doanh nghiệp FDI chuyển dịch nhà máy từ các nước trong khu vực sang để sản xuất và xuất khẩu.

Thêm nữa, gần đây, các doanh nghiệp FDI có xu hướng thiết lập những trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để tận dụng lực lượng kỹ sư dồi dào tại chỗ. Đây là xu hướng tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Bên cạnh những ưu thế, Việt Nam cần có biện pháp thúc đẩy một số lĩnh vực đang ảnh hưởng tới nền kinh tế như nợ xấu kéo dài (khoảng 200.000 tỷ đồng nợ xấu chưa giải quyết), nguy cơ gia tăng lạm phát, tốc độ thoái vốn công chậm so với kế hoạch. Để đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cũng như "giảm sốc" từ bên ngoài, năm 2017, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện ba mục tiêu cải cách mà Quốc hội đã đề ra là cải cách đầu tư công, các doanh nghiệp có vốn nhà nước và khu vực tài chính.

>Qatar: Việt Nam lọt top thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất 

>Nợ tại các thị trường mới nổi: "Bom tấn USD"

>Thị trường mới nổi: "Con mồi" mới của khủng hoảng nợ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
HSBC: Nhiều thử thách với thị trường mới nổi trong 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO