Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII: Thảo luận sâu các vấn đề kinh tế

NGUYÊN BẢO| 09/05/2017 04:50

Trong bốn nhóm vấn đề mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên tại diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII diễn ra từ ngày 5 - 10/5/2017 (sau đây gọi tắt là Hội nghị) thì đã có ba vấn đề liên quan đến kinh tế. Trước hết là việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII: Thảo luận sâu các vấn đề kinh tế

Trong bốn nhóm vấn đề mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên tại diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII diễn ra từ ngày 5 - 10/5/2017 (gọi tắt là Hội nghị) thì đã có ba vấn đề liên quan đến kinh tế. Trước hết là việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Đọc E-paper

Theo đó, trong quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng luôn xác định đổi mới, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu, cốt lõi là tập trung ưu tiên đổi mới tư duy kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch, bao cấp sang KTTT định hướng XHCN, xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Ngay từ Đại hội VI, Đảng và Nhà nước đã chú trọng nghiên cứu đổi mới nhận thức, lý luận, có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, luôn xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, hiện vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, đặc biệt là kinh tế phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững như mục tiêu, yêu cầu đề ra, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, kinh tế tập thể chậm đổi mới và phát triển, kinh tế tư nhân phát triển chưa thật nhanh, bền vững và lành mạnh.

Do vậy, sau Hội nghị, Trung ương Đảng sẽ ban hành nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đáng chú ý, Hội nghị bàn về việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là vấn đề lớn, khó và phức tạp. Đảng và Nhà nước đã bàn nhiều lần và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phát triển DNNN, và trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp và đến tháng 10/2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay DNNN vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt, chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của khối doanh nghiệp này còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư.

Không ít DNNN làm ăn thua lỗ, gây thất thoát, lãng phí ở những công trình đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, Hội nghị đã tập trung tìm giải pháp tái cơ cấu, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, xây dựng mô hình đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, cơ chế giám sát hoạt động của DNNN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này trong thời gian tới.

Song song đó, Hội nghị đã thảo luận về việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Bởi, khu vực kinh tế này ngày càng thể hiện rõ vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân duy trì ổn định khoảng 39 - 40%. Bước đầu đã hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và thế giới.

Song, kinh tế tư nhân đã bộc lộ không ít hạn chế, trong đó có năng lực tài chính, quy mô, trình độ công nghệ, tính liên kết giữa các doanh nghiệp. Trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực tế đất nước, những giải pháp được đưa ra tại Hội nghị là động lực để thúc đẩy kinh tế tư nhân ngày càng phát triển lành mạnh, trở thành động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

>>Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Hoàn thiện công tác nhân sự

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII: Thảo luận sâu các vấn đề kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO