![]() |
Thủ tướng chỉ đạo cổ phần hóa (CPH) 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đồng thời đưa ra nghị quyết cho vấn đề này. PV đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Đình Ánh về vấn đề này. Ông Ánh nhận định: “Ngoài quyết tâm, còn nhiều chuyện phải làm mới có thể đẩy nhanh tiến trình cổ phần các DNNN”.
![]() |
* Ba năm thực hiện tái cơ cấu DNNN, chỉ mới sắp xếp được 180 DN, trong đó, CPH 99 DN. Theo ông, chậm CPH là do đâu?
- Một nguyên nhân quan trọng là thiếu quyết tâm, đặc biệt là quyết tâm chỉ đạo. Bây giờ, nhìn thấy quyết tâm ở tầm quốc gia coi như khắc phục được một phần, nhưng quan trọng hơn là biến quyết tâm đó thành hiện thực.
* Trong hai năm 2014-2015, Chính phủ đặt mục tiêu CPH 432 DNNN. Có ý kiến cho rằng nên chia đôi, mỗi năm CPH 216 DN. Ông bình luận thế nào về cách tính này?
- “Chia đôi” nghe nó giống như một dạng kế hoạch, mỗi năm làm 216 cái, trong khi thực tế không như vậy. CPH có rất nhiều trạng thái. Một mặt, người ta lo lắng CPH sẽ làm mất tài sản nhà nước, nhưng thực sự là có mất không. Cần đánh giá lại những DN đã CPH làm mất vốn xem tại sao lại mất.
Mặt khác, CPH chỉ là hình thức, bản chất của nó là tư nhân hóa. DN rơi vào tay một người hay một nhóm lãnh đạo cũ. Như vậy, CPH chẳng qua là chuyển sở hữu từ nhà nước sang tư nhân.
> Doanh nghiệp nhà nước và niềm tin xã hội > Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: những lỗ hổng quá lớn > Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi được giữ nguyên tên |
* Nhiều DNNN không muốn công bố những cái sai, cái xấu. Như vậy, phải có điều kiện cần khi CPH?
- Đúng vậy. Quá trình CPH trước đây có rất nhiều chuyện, khó nhất là vấn đề định giá. DN phải làm rõ tài sản, kết quả kinh doanh trước đấy, để xác định giá trị DN. Trước vốn sở hữu của DN là 100 tỷ đồng, sau CPH còn 50 tỷ, vậy 50 tỷ đi đâu? Người đang làm mà làm sai thì không muốn CPH, dù phải chuyển công tác hay cách chức. Người tiếp nhận cũng không muốn CPH, vì đó không phải lỗi do mình gây nên, ôm vào không xử lý được.
Gần đây, một số người đưa “sáng kiến”, muốn đẩy nhanh CPH phải “xí xóa” hoặc “ân xá kinh tế” cho DN. Tôi nghĩ, những cách làm đó là dung túng cho DN làm bừa và tạo ra tiền lệ xấu. Vì vậy, cần xác định, tài sản đó của ai, tài sản của DNNN có nghĩa là của Nhà nước. Nếu sợ mất vốn, Nhà nước có thể mua lại tài sản của DN. Đây có thể là giải pháp “đánh bùn sang ao” nhưng không thể cái gì cũng muốn.
* Đẩy nhanh tiến độ CPH, theo ông, đâu mới là điều kiện đủ?
Hơn 400 DNNN đã, đang và sẽ CPH, trong tổng số 1.300 DN 100% vốn nhà nước theo báo cáo trước đây. Cũng không phải là làm hết nhưng để đẩy nhanh, còn rất nhiều chuyện phải làm ngoài quyết tâm. Vì vậy, một loạt vấn đề cần xử lý một cách bài bản mới có thể đẩy nhanh tiến độ CPH. Các văn bản đã có chứa đựng nhiều vấn đề không giải quyết được, chứ không phải chỉ do người thực hiện.
Cùng với đó, thực hiện ba bước quan trọng.
Thứ nhất, phải chỉ ra tại sao CPH chậm, dù bây giờ không phải là lúc kiểm điểm. Về tư duy, cần xác định rõ: “Làm đường” xong mới cho “ô tô cổ phần hóa” chạy hay “làm đường” tới đâu cho “ô tô cổ phần hóa” chạy tới đó. Tôi nghĩ, năm nay, hi sinh nửa năm, thậm chí 9 tháng đầu để “làm đường”, tức là làm khuôn khổ pháp lý đẩy mạnh CPH, khắc phục các nguyên nhân cũ và thúc đẩy DN triển khai.
Thứ hai, công khai minh bạch quá trình CPH. Đây là bước đi quan trọng, liên quan đến việc xây dựng cơ chế, chính sách, thể chế xử lý.
Thứ ba, cần có hệ thống cơ chế chính sách, khung pháp luật để xử lý các vấn đề liên quan đến CPH. Ví dụ, DN thua lỗ, do đầu tư vào một dự án bất động sản, cổ phần dưới mệnh giá, DN thua lỗ nhưng 3 năm, 5 năm sau giá tài sản tăng lên, DN lại không mất vốn, thậm chí là có lãi, thì xử lý thế nào?
* Cảm ơn ông!
Ý KIẾN CỦA BẠN