Hãy cẩn thận, chúng tôi đã có “vũ khí”!

HÀ LINH| 13/05/2009 06:25

Chuyện lái xe hãng taxi V “quên” trả đồ cho khách, hay tô phở của thương hiệu phở nổi tiếng có gián đang râm ran ở nhiều người. Anh bạn sinh viên sau mấy ngày liên hệ với hãng V nhưng gần như hết hy vọng tìm lại được chiếc laptop mượn của bạn. Anh tung tất cả nỗi bực dọc của mình lên diễn đàn. Chỉ vài ngày sau đã tạo thành một đề tài sôi động, “tố” V với hàng trăm bình luận.

Chuyện lái xe hãng taxi V “quên” trả đồ cho khách, hay tô phở của thương hiệu phở nổi tiếng có gián đang râm ran ở nhiều người. Anh bạn sinh viên sau mấy ngày liên hệ với hãng V nhưng gần như hết hy vọng tìm lại được chiếc laptop mượn của bạn. Anh tung tất cả nỗi bực dọc của mình lên diễn đàn. Chỉ vài ngày sau đã tạo thành một đề tài sôi động, “tố” V với hàng trăm bình luận. Tương tự, anh hàng phở cố “tốt khoe xấu che” lờ đi chuyện có gián cũng bị tung lên nhiều diễn đàn thông tin...

Không như trước, người tiêu dùng (NTD) ngày nay đang có một vũ khí để tự vệ. Internet, mạng xã hội ảo và các công cụ truyền thông cá nhân đang tạo ra một quyền lực mới cho họ, có thể gây sức ép rất lớn đối với nhiều doanh nghiệp, thương hiệu. Dù V hay hàng phở 2... có cố gắng “bịt tai” và tốn chi phí để “PR” đánh bóng lại hình ảnh, nhưng cả hai vẫn không tránh khỏi những thiệt hại, nhất là về uy tín. Taxi V èo uột trước đối thủ; còn phở vang bóng nay nhận quá nhiều lời phàn nàn...

Ở các nước phát triển, quyền lực của NTD có thể nói là tối thượng, thể hiện qua việc tẩy chay, không mua sản phẩm, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là đòn nặng đối với doanh nghiệp, buộc họ phải thay đổi chính sách, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc ngưng sản xuất các mặt hàng bị NTD lên án. Tại Mỹ năm 1996, hãng Nike nổi tiếng bị tẩy chay sản phẩm sau khi hãng này bị phát hiện sử dụng lao động trẻ em.

Tại Ấn Độ từng diễn ra biểu tình phản đối tập đoàn nước ngọt toàn cầu Coca-Cola vì đã làm cạn kiệt nguồn nước ngầm ở đây. Chỉ vài tin nhắn hoặc vài dòng chat, thông tin lan ra cả thế giới.

Ở VN, NTD đang bị chèn ép “quá đáng”, trong khi những quyền đã được quy định trong pháp luật chưa nơi nào thực thi nghiêm túc. VN có Ban Bảo vệ NTD (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương - cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD) và Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi NTD (cơ quan đại diện tiếng nói NTD). Thế nhưng, công việc của Hội thường là nhận đơn khiếu kiện của NTD - thường là rất ít - gửi đến các cơ quan chức năng để xử lý hoặc làm trung gian thương lượng với các doanh nghiệp để bồi thường thiệt hại cho người khiếu kiện. Chính do hoạt động có tính hình thức và bị hành chính hóa như vậy nên Hội đã không tạo được áp lực buộc doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật, bớt đi những thủ thuật thu lợi bất chính. Và có lẽ vì thế mới xảy ra chuyện Honda VN loạn giá; sữa tươi pha từ sữa bột; nước mắm giả nhãn cá hồi Bắc Âu; hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng tràn lan...

Ở nhiều nước trên thế giới, các vấn đề liên quan đến NTD không chỉ mang tính xã hội, tính nhân đạo mà còn mang màu sắc chính trị, khiến cho người dân có thể chấp nhận hay không chấp nhận một hệ thống tư tưởng đạo đức.

Thế nhưng, qua câu chuyện của hãng taxi hay hiệu phở nói trên, có lẽ NTD không còn phải bấm bụng nhịn nhục nữa. Họ đã phản ứng với một thứ vũ khí mới, và khi bùng nổ có thể “kết liễu” một thương hiệu, dù đó là một thương hiệu lớn.

Vì vậy, những doanh nghiệp làm ăn gian dối hoặc không tôn trọng NTD, xin hãy cẩn thận!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hãy cẩn thận, chúng tôi đã có “vũ khí”!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO