Gỡ "điểm nghẽn" vốn đối ứng cho các dự án ODA

P.V (tổng hợp)| 03/07/2012 01:18

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giải ngân ODA chậm ở Việt Nam trước hết là do thiếu vốn đối ứng.

Gỡ

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giải ngân ODA chậm ở Việt Nam trước hết là do thiếu vốn đối ứng.

Vấn đề chậm tiến độ của nhiều công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) được dư luận quan tâm trong thời gian qua. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là sử dụng ODA có hiệu quả. Điều này cũng đã được các quốc gia trên thế giới khẳng định.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn hạn chế, đó là tiến độ giải ngân ODA chậm so với nhiều quốc gia khác. Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các nhà tài trợ chính như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ hỗ trợ phát triển của Pháp, các quốc gia (Nhật Bản, Úc, EU) tài trợ Việt Nam tổng kết, thì thấy rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giải ngân chậm ở Việt Nam trước hết là do thiếu vốn đối ứng.

Khi phần cam kết là có đủ vốn đối ứng, theo tỷ lệ bình quân chung là 80: 20. Cho nên những dự án có kết cấu hạ tầng lớn như những đường cao tốc, quốc lộ… lên đến 2-3 tỷ USD.

Nếu 3 tỷ USD thì Việt Nam đã phải đối ứng với số vốn rất lớn, 20% phần trăm của vốn 3 tỷ, là khoảng 600 triệu USD. Hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều dự án như vậy dẫn đến nguồn lực đối ứng thấp. Vì thế sử dụng vốn ODA hiện nay còn chậm.

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành tìm cách tháo gỡ vấn đề này, để đảm bảo một tỷ lệ vốn đối ứng phù hợp.

Bên cạnh, các nguyên nhân chủ yếu khác dẫn đến chậm giải ngân ODA là giải phóng mặt bằng chậm và năng lực, cách điều hành của các Ban quản lý dự án ở Trung ương và địa phương, nhất là ở địa phương thường không cố định, hay thay đổi.

Muốn đẩy mạnh việc sử dụng vốn ODA, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trước mắt cần tập trung giải quyết ba nguyên nhân trên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn này.

Đầu tiên là hoàn thiện khung pháp lý quản lý vốn ODA. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung Nghị định 131 của Chính phủ về quản lý sử dụng nguồn lực ODA. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức quốc tế đánh giá xem xét và nhiều lần sửa đổi; đồng thời chuẩn bị trình Chính phủ trong đầu tháng 7 này.

Để giải quyết về nguồn lực vốn đối ứng, Bộ đã cùng với các Bộ, ngành có liên quan bàn thảo với các cơ quan cấp ODA cho Việt Nam tìm giải pháp khắc phục.

Đối với giải phóng mặt bằng, Nghị quyết của Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phát triển đã nêu rõ, trong thời gian tới đồng thời với việc sửa đổi Luật đất đai thì sẽ phải sửa và hình thành một cơ chế riêng cho chính sách đền bù giải phóng mặt bằng đối với những công trình quan trọng của đất nước.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2010, khi Việt Nam công bố là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD, tức là thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình thì mức ODA cấp cho Việt Nam giảm đi nhiều để chuyển cho các nước chậm phát triển hơn.

Vì vậy, việc vay vốn ODA trong thời gian tới cần được cân nhắc kỹ, cần loại bỏ tư tưởng có nhiều vốn ODA là tốt, mà vấn đề cần xem xét nhu cầu vốn ở đâu, như thế nào thì mới vay và vay thì phải trả được.

Bình quân mỗi năm, chúng ta thu hút khoảng 7 tỷ USD, trong đó, năm 2012, có 7,3 tỷ USD. Trong suốt hơn 20 năm (từ 1989 đến nay), tổng vốn ODA mà các nước dự kiến hỗ trợ cho Việt Nam là 71 tỷ USD. Các nguồn vốn cam kết sẽ giúp cho Việt Nam là 53 tỷ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gỡ "điểm nghẽn" vốn đối ứng cho các dự án ODA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO