Giảm phát ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ

P.V| 27/06/2012 03:52

Việc CPI giảm đánh dấu mốc giảm phát sau nhiều tháng tăng với mức độ thấp chính là hệ quả của sức tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt để chống lạm phát đã nảy sinh những tác động phụ không mong muốn.

Giảm phát ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ

Việc CPI giảm đánh dấu mốc giảm phát sau nhiều tháng tăng với mức độ thấp chính là hệ quả của sức tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt để chống lạm phát đã nảy sinh những tác động phụ không mong muốn.

Đọc E-paper

Theo Tổng cục Thống kê, so với tháng 6 năm 2011, CPI tháng 6 năm 2012 tăng 6,9% và so với tháng 12 năm 2011 tăng nhẹ 2,52%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2012 tăng 12,2% so với cùng kỳ. Với mức giảm 0,17%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tại Hà Nội xuống thấp nhất trong vòng 10 năm, CPI ở TPHCM cũng giảm mạnh nhất trong 2 năm xuống còn 0,43%. Còn CPI cả nước lần đầu âm sau 38 tháng.

Tuy nhiên, chỉ số CPI giảm ở hai thành phố lớn có thể là biểu hiện của giảm phát, tức sức mua của đại đa số dân cư giảm mạnh. Thực tế cho thấy, trong số 11 nhóm hàng tính chỉ số giá, có 5 nhóm hàng có chỉ số giá giảm trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm 0,23%.

Các siêu thị báo cáo giảm doanh số -30%, còn tiểu thương thì đóng cửa hàng loạt sạp trong chợ. Việc CPI giảm đánh dấu mốc giảm phát sau nhiều tháng tăng với mức độ thấp chính là hệ quả của sức tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt để chống lạm phát đã nảy sinh những tác động phụ không mong muốn.

Thực tế, lo ngại này không chỉ bây giờ mới đặt ra mà trước đó, giảm phát và đình đốn sản xuất đã là một thực tế được cảnh báo như một nguy cơ cho năm 2012. Theo TS. Vũ Đình Ánh, sức mua giảm sút rõ rệt cho thấy dấu hiệu thiểu phát và “kích cầu” buộc phải làm nếu không muốn nền kinh tế rơi vào cảnh đình trệ kéo dài.

Từng là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008, nhưng liên tục thụt lùi kể từ 2009 và tới năm nay Việt Nam đã ra khỏi bảng xếp hạng top 30. Con số này càng cho thấy sức mua của dân cư sụt giảm nghiêm trọng làm cho thị trường bán lẻ của Việt Nam kém hấp dẫn.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương tính đến quý I năm 2012, doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2011 tăng trưởng 24% nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng có 5%. Nếu so với 10 năm trước từ năm 2001 đến năm 2010 bình quân tăng từ 8-11% (đã loại trừ giá) thì mức độ tăng trưởng hiện nay đã có giảm sút.

Việc liên tiếp tụt hạng của thị trường bán lẻ là một “cảnh báo” đối với nền kinh tế. Để lấy lại sức hấp dẫn, cần có sự minh bạch hơn nữa trong chính sách và điều quan trọng là chính sách phải ổn định và trước mắt phải cứu được các doanh nghiệp (DN) bán lẻ.

Giải pháp thời gian qua như gói cứu trợ về chính sách thuế 29.000 tỷ đồng, giảm lãi suất chưa đánh trúng vào khó khăn của DN. Hiện nay, theo đánh giá chung, hàng tồn kho phải giải quyết để DN tiếp tục quay vòng vốn sản xuất thông qua miễn thuế GTGT chứ không chỉ là hoãn.

Bởi giảm giá bán rất quan trọng, nó có thể thúc đẩy được phần nào tiêu thụ. Nếu thuế GTGT chỉ giãn ra thì 4-5 tháng sau cũng không thể giảm giá bán được.

Đồng thời, ngân hàng phải lấy hàng tồn kho đó làm tài sản thế chấp cho DN vay tiếp, giúp họ có đầu ra thì mới tiếp tục sản xuất, và tạo điều kiện sản xuất với chi phí rẻ hơn song song với việc kéo lãi vay xuống thấp hơn nữa.

Ngoài biện pháp giảm lãi suất, cần khơi thông bế tắc để DN được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Một khi nguồn vốn được khơi thông, tín dụng tăng lên, người dân có tiền mua hàng, sức mua được kéo theo, giải tỏa được hàng tồn kho, DN tiêu thụ được hàng hóa và sản xuất sẽ khôi phục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giảm phát ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO