DN nội và bước đột phá thành công ty toàn cầu

27/09/2010 01:27

Thương hiệu Quốc gia luôn là niềm tự hào của không những doanh nghiệp đó mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc.

DN nội và bước đột phá thành công ty toàn cầu

Thương hiệu Quốc gia luôn là niềm tự hào của không những doanh nghiệp đó mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc.

Thương hiệu Quốc gia luôn là niềm tự hào của không những doanh nghiệp đó mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc.

Theo www.MegaCEO.com, bộ phận Tái cấu trúc của Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam thì các doanh nghiệp trong nước thường gặp nhiều trở ngại trong việc bứt phá thành Công ty toàn cầu mang thương hiệu Quốc Gia. Các nhà quản lý Doanh nghiệp cần sáng tạo và có những ý tưởng, chiến lược kinh doanh mang tính chất đột phá toàn cầu. Thương hiệu Quốc gia không chỉ mang hình ảnh của Doanh nghiệp mà cao hơn thế, nó thể hiện hình ảnh, sức cạnh tranh và niềm tự hào của Quốc gia đó.

Doanh nghiệp nội, thương hiệu và chất lượng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại nhập, một thương hiệu không chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi người tiêu dùng trong nước mà còn vươn tới thị trường quốc tế là điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp trong nước cũng như toàn xã hội mong muốn. Thương hiệu Quốc gia luôn là niềm tự hào của không những doanh nghiệp đó mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc.

Đã nhắc đến Coca-Cola là nhắc tới sản phẩm đến từ Hoa Kỳ hoặc nhắc đến dòng xe hơi hạng sang Mercedes là người tiêu dùng lại nghĩ tới Đức, một quốc gia hàng đầu về xe hơi và Công nghệ hay nhắc đến Toyota, chúng ta nghĩ tới sứ sở hoa anh Đào với những sản phẩm xe hơi chất lượng hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, Chính Phủ cũng không ngừng khuyến khích doanh nghiệp phát triển những sản phẩm, thương hiệu là thương hiệu Quốc Gia với năng lực cạnh tranh cao và có khả năng vươn xa không chỉ trong nước mà còn hiện diện trên thị trường toàn cầu. Một doanh nghiệp có thương hiệu và tầm ảnh hưởng toàn cầu là niềm trăn trở của các doanh nhân Việt Nam cũng như mong đợi của toàn xã hội, đánh dấu bước phát triển bứt phá của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp có điểm xuất phát thấp. Có các nhà máy sản xuất bắt đầu đi lên từ xưởng sản xuất với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, đầu tư vốn và Công nghệ hạn chế. Các Giám đốc doanh nghiệp cũng gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp thu các mô hình quản trị tiên tiến của thể giới cũng như những kinh nghiệm cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Xuất phát điểm thấp, thiếu ứng dụng Công nghệ quản lý hiện đại hoặc ứng dụng chưa triệt để là rào cản và thách thức để các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn kinh tế lớn có kinh nghiệm hàng trăm năm và có thị trường rộng khắp trên toàn cầu.

Để tồn tại và phát triển bền vững, các nhà quản trị Doanh nghiệp không ngừng tiếp cận, vận hành và ứng dụng các mô hình quản trị hiện đại.

Cũng theo MegaCEO, hệ quả của xuất phát điểm thấp và những thách thức của những doanh nghiệp đi sau là năng lực cạnh tranh hạn chế. Các doanh nghiệp “nội” thường phải đương đầu với quy mô vốn và đầu tư công nghệ hạn chế, có nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được văn hoá Doanh nghiệp bài bản cũng như chưa xây dựng được mô hình kinh doanh thật sự bền vững. Điều này dẫn tới hàng loạt những khó khăn khác như khả năng thu nạp nhân lực chất lượng cao, khả năng huy động vốn, khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,… đây là những nhân tố hạn chế các doanh nghiệp nội phát triển.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng áp lực tồn tại và cạnh tranh với những thương hiệu và tập đoàn kinh doanh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các doanh nghiệp trong nước đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mang tính sống còn. Hoặc là bứt phá để xác lập cuộc chơi và cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu toàn cầu hoặc là bị thôn tính bởi các Công ty đa quốc gia hoặc là tụt hậu do thị phần ngày càng thu hẹp dẫn tới phá sản.

Để tồn tại và phát triển bền vững, các nhà quản trị Doanh nghiệp không ngừng tiếp cận, vận hành và ứng dụng các mô hình quản trị hiện đại. Việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững dựa trên giá trị cốt lõi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển chuỗi dịch vụ gia tăng hợp lý. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đầu tư ngày càng lớn hơn về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cạnh tranh nguồn lực chất lượng cao và ngày càng chú trọng hơn tới việc xây dựng giá trị văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, nguồn cung nhân lực chất lượng cao trong nước còn hạn chế dẫn tới khó khăn cho các nhà quản lý doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Công ty Giải pháp Nhân sư Việt Nam đơn vị Quản lý kênh tuyển dụng cao cấp www.HRchannels.com chia sẻ: “…Trao đổi với một số giám đốc doanh nghiệp lớn chúng tôi nhận thấy rằng, có nhiều doanh nghiệp đầu tư cả hàng chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin hợp nhất từ quản lý nhà cung cấp, quản lý chuỗi cung, quản lý sản xuất, quản trị khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý tài chính,….của các hãng nổi tiếng như ORACLE hay MICROSOFT,.. tuy nhiên việc ứng dụng hệ thống lại gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố như chất lượng nhân sự thấp không đủ khả năng ứng dụng hệ thống hay thói quen làm việc thủ công đã ăn sâu vào tiềm thức hoặc cách làm đối phó dẫn tới hệ thống sai lệnh, không đồng bộ và không phát huy hết hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp do chưa ứng dụng được hệ thống quản lý hiện đại nên thường sử dụng công cụ “con người” là những nhân sự thân cận để giám sát hệ thống, tuy nhiên việc giám sát bằng công cụ “con người” thường không hiệu quả, gây nhiều mâu thuẫn nội bộ, tạo không khí làm việc không hiệu quả và dẫn tới Công ty mang yếu tố quản lý gia đình.

Thực tế cũng có doanh nghiệp trong nước chấp nhận trả lương cho một số vị trí chủ chốt cao ngang bằng thậm chí cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài để có được nhân sự cấp cao. Tuy nhiên do đầu tư chưa đồng bộ hệ thống quản lý, chưa xác lập được uy tín thương hiệu doanh nghiệp, chưa xây dựng được hệ thống nhân lực bền vững, các hệ thống hỗ trợ chưa được kết nối tốt dẫn tới nhân sự cao cấp không thực sự phát huy hết năng lực của mình hoặc không thực sự thấy phù hợp trong môi trường doanh nghiệp nội. Vì thế, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước mặc dù thu hút được nhân lực chất lượng cao với mức lương rất hấp dẫn tuy nhiên vẫn chưa thể sử dụng hết chất xám của nhân lực cấp cao để bứt phá thành công”.

Vậy đâu là bài toán cho Doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh của mình đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài để khẳng định vị thế của mình trong nước cũng như thị trường ngoài nước. Thiết nghĩ, các nhà quản lý doanh nghiệp cần sáng tạo mang tính chất đột phá, có cái nhìn tổng quan, cái nhìn dài hạn trong quản trị doanh nghiệp.

Cần thiết xây dựng thương hiệu của Tập đoàn ngay hôm nay bằng uy tín, thương hiệu sản phẩm và bằng chính văn hoá doanh nghiệp của mình. Qua đó xây dựng chế độ thu hút, bồi dưỡng và phát triển nhân tài dựa trên chính sách đãi ngộ hợp lý gắn quyền lợi của Doanh nghiệp với quyền lợi của người lao động.

Trao đổi về vấn đề bứt phá của Doanh nghiệp trong nước bằng giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, Ông Nguyễn Đức Chính cho biết: “…Qua thực tế triển khai Tuyển dụng nhân sự cao cấp cho các Doanh nghiệp, chúng tôi đặc biệt quan tâm vào các doanh nghiệp trong nước và coi đây như là ưu tiên hàng đầu của mình.

Thực tế cho thấy, khối các doanh nghiệp tư nhân trong nước ít được quan tâm một cách chu đáo trong việc tư vấn tuyển dụng nhân sự cao cấp do các Công ty tư vấn Nhân sự cao cấp nước ngoài thường ưu tiên tuyển dụng cho các doanh nghiệp FDI có năng lực tài chính mạnh và thương hiệu toàn cầu.

Mặt khác, trong quá trình tuyển dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp và Tập đoàn trong nước chúng tôi nhận thấy việc tuyển dụng sẽ mang lại hiệu quả bền vững hơn khi kết hợp giữa Tuyển dụng và Tái Cấu trúc hệ thống nhân sự một cách tổng thể, hài hoà. Kết hợp giữa tuyển dụng nhân sự và tái cấu trúc hệ thống đảm bảo nhân tố con người được phát huy hết năng lực sáng tạo, giúp doanh nghiệp trong nước giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững! ”


Xây dựng hình ảnh thương hiệu Quốc gia Việt Nam không chỉ là mong muốn, niềm tự hào của Doanh nghiệp mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc. Trong thời đại thế giới phẳng, sự hiện diện hình ảnh sản phẩm mang hình ảnh của Quốc gia là thể hiện năng lực và hình ảnh của Quốc gia đó. Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu Quốc gia trên thị trường toàn cầu dựa trên hình ảnh sản phẩm là trách nhiệm của không chỉ doanh nghiệp mà của mọi tầng lớp trong xã hội.

Nguyễn Đức Bảo Châu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
DN nội và bước đột phá thành công ty toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO