Cấp bách kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa

Anh Vĩnh| 13/08/2021 06:00

Đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn khâu lưu thông, vận chuyển, làm thời gian vận chuyển hàng hóa lâu, chi phí cao cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu thụ của người dân trong điều kiện khó khăn...

Cấp bách kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa

Theo phản ảnh của các địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mỗi địa phương đang thực hiện các biện pháp phòng dịch không thống nhất nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu lưu thông hàng hóa, cả trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ Công Thương, lượng hàng hóa nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi cần được hỗ trợ tiêu thụ tại 26 tỉnh, thành phố phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc lên tới gần 5 triệu tấn lúa; 3,7 triệu tấn rau củ quả; hơn 4 triệu tấn các loại trái cây; khoảng 120.000 tấn hải sản; 80.000 tấn heo hơi; 600.000 tấn thịt gà và khoảng 400 triệu quả trứng...

Chia sẻ trách nhiệm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam bộ và Tây Nguyên qua hệ thống phân phối ở Việt Nam, nhiều đại diện các nhà phân phối cam kết phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành để hỗ trợ, phân phối các mặt hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi không tiêu thụ được do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Tại Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam bộ và Tây Nguyên 2021 vừa tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, nhưng với hoàn cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh, các địa phương trong cả nước (và cả các nước trong khu vực, thế giới) đều phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch thì việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của cả nước (đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố đang phải thực hiện theo Chỉ thị 16) càng trở nên cấp bách. 

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu 3 đề nghị nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản của các tỉnh gồm:

Một là, các địa phương cần rà soát nắm chắc số lượng chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ, có giải pháp để tự cân đối nhu cầu tại chỗ, số còn lại phải khẩn trương kết nối với ngành công thương, nông nghiệp - phát triển nông thôn, quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố; kết nối với hai tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cùng các vụ, cục chức năng của hai bộ; kết nối với các hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp thu mua, tập đoàn phân phối... để được tư vấn hỗ trợ tiêu thụ khẩn cấp. Trong đó có việc giữ vững thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, gỡ khó cho địa phương về nhân lực, phương tiện vận chuyển, khâu bảo quản, đóng gói, đảm bảo an toàn trong dịch bệnh. Bộ trưởng lưu ý, các doanh nghiệp thu mua cần thực hiện các biện pháp bắt buộc (tiêm ngừa vaccine, xét nghiệm cho người dân và cấp mã QR Code cho phương tiện vận tải hàng hóa).

Hai là, các tổ công tác tiền phương phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các vụ, cục, đơn vị chức năng của hai bộ và chính quyền các tỉnh, thành phố (qua Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để nắm bắt nhu cầu, cập nhật tình hình trong từng trường hợp và kết nối kịp thời với các hiệp hội, ngành hàng, các tập đoàn phân phối doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, các tổ chức hỗ trợ thương mại trong nước và quốc tế để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho các địa phương.

Bộ trưởng giao Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với nhau và với hai ngành ở địa phương (ngành công thương và ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn) để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước trên cả hai kênh truyền thống và hiện đại.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Vụ thị trường ngoài nước phối hợp chặt chẽ với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, các nhà nhập khẩu, các thương nhân ở nước ngoài để tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường mới, nhất là Đông Á, Nam Á, châu Âu, Mỹ, Úc...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Thương vụ Việt Nam nỗ lực nắm bắt nhu cầu thị trường sở tại, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương ở trong nước, hướng dẫn các địa phương, người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu... về các quy cách tiêu chuẩn, hàng hóa, mẫu mã theo thói quen, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng người tiêu dùng bản địa,

Ba là, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kêu gọi các nhà phân phối, tập đoàn kinh doanh thương mại, tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước, sàn giao dịch điện tử, kênh thương mại trên nền tảng số, nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các thương nhân hãy vào cuộc thật sự quyết liệt và sáng tạo để vừa giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm trong hoàn cảnh đặc biệt.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cấp bách kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO