Cảnh báo lừa đảo dịch vụ cấp Chứng nhận CE

Anh Vĩnh| 26/04/2020 09:00

Chứng nhận CE cũng được xem như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.

Cảnh báo lừa đảo dịch vụ cấp Chứng nhận CE

Đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã làm tăng nhu cầu đồ bảo hộ cá nhân và thiết bị y tế. Điều này đã thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) ngoài ngành chuyển hướng sản xuất để giải quyết khó tạm thời hoặc đầu tư sản xuất hai loại sản phẩm nói trên.

Khi thị trường trong nước bão hòa, nhiều DN sản xuất đã tìm thị trường đầu ra bằng cách xuất khẩu ra thị trường châu Âu, châu Mỹ. Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ, thông tin và chỉ đạo các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm kiếm đầu mối, DN ở nước ngoài để tiêu thụ.

Một điểm lưu ý, các DN này chưa có Chứng nhận CE cho các sản phẩm mới của mình nên đang phải gấp rút tìm cách được phép dán nhãn CE theo yêu cầu của nhà nhập khẩu tại châu Âu. Trong khi các văn bản pháp lý về nhãn CE và thủ tục xin cấp quyền dán nhãn CE khá phức tạp và tất cả đều bằng ngôn ngữ các nước châu Âu.

Theo khuyến cáo của Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen, để không bị lừa đảo, DN đang tìm dịch vụ chứng nhận CE cần liên hệ với các tổ chức được ủy quyền đánh giá chất lượng sản phẩm (notified body) theo tiêu chuẩn châu Âu trong đường link https://ec.europa.eu/growth/tools-databases/nando/index.cfm.

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” và có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản  phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường EU. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp  lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cảnh báo lừa đảo dịch vụ cấp Chứng nhận CE
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO