Bạch tuộc cầu vồng xuất hiện ở biển Phú Quý

PV| 07/10/2019 03:21

Vừa qua, trên các trang mạng, mọi người xôn xao về “một giống sinh vật lạ” vừa được phát hiện tại đảo Phú Quý (Bình Thuận). Qua hình ảnh đăng tải về con vật lạ này, nhiều chuyên gia ở Viện Hải dương học (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết, có thể đây là loài mực phủ (bạch tuộc).

Bạch tuộc cầu vồng xuất hiện ở biển Phú Quý

Cũng theo phỏng đoán của các cán bộ ở Viện Hải dương học, loài này có thể sống ở vùng biển khác, nhưng đi lạc vào vùng biển Việt Nam. Theo Giáo sư Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, con vật lạ này có tên là “mực ông bà”, ngư dân cũng thường gọi là “bạch tuộc chăn”. 

Trước kia, vào mùa gió nam, bạch tuột chăn thường trôi dạt vào bờ biển Phú Quý, nhiều ngư dân đã bắt gặp loại bạch tuộc chăn này. Bạch tuộc chăn có tên khoa học là Tremoctopus, là một chi bạch tuộc trong họ Tremoctopodidae.

Bạch tuộc chăn là giống sinh vật biển có nhiều điều kỳ bí. Chúng có một chiếc màng khổng lồ để bơi. Chiếc màng này khiến mọi người lầm tưởng chúng là những chiếc chăn khổng lồ biết di chuyển. Bạch tuộc chăn có hai tua dài bất thường. Loài bạch tuộc này có tới ba trái tim. Nước bọt của bạch tuộc chăn có chứa nọc độc. Khi bạch tuộc chăn cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ xòe màng để tự vệ một cách quyết liệt. 

Bạch tuộc chăn cũng có khả năng thay đổi màu sắc, nên còn có tên gọi khác là bạch tuộc cầu vồng. Bạch tuộc cầu vồng là một trong những sinh vật kỳ bí và hiếm có trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bạch tuộc cầu vồng xuất hiện ở biển Phú Quý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO