Áp chuẩn quốc gia cho sản phẩm điện - điện tử

DNSG| 13/05/2010 09:17

Kể từ 1/6, các sản phẩm điện - điện tử như quạt điện, nồi cơm điện, ấm đun nước, máy sấy tóc... phải được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn mới được lưu thông ra thị trường.

Áp chuẩn quốc gia cho sản phẩm điện - điện tử

Áp chuẩn quốc gia cho sản phẩm điện - điện tử

Kể từ 1/6, các sản phẩm điện - điện tử như quạt điện, nồi cơm điện, ấm đun nước, máy sấy tóc... phải được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn mới được lưu thông ra thị trường.

Quy định này cũng được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu theo “Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử” do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Để có chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quatest 1,2,3).

Việc đánh giá, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Các sản phẩm sau khi được chứng nhận, gắn dấu hợp quy (CR) và đăng ký hồ sơ chất lượng mới được phân phối, lưu thông ra thị trường.

Trước đó, ngày 15/4, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em. Theo quy chuẩn này, các loại đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước hay nhập khẩu bán trên thị trường đầu phải gắn dấu hợp quy theo quy chuẩn mà Bộ ban hành, phải có chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn, như độ PH hay hàm lượng độc tố formaldehyt.

Ông Võ Văn Đức Bảy, Phó giám đốc Công ty Nhựa Chợ Lớn, cho rằng, quy định này rất tốt, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. Đây là biện pháp để nhà sản xuất có trách nhiệm hơn với sản phẩm sản xuất ra và sản phẩm đạt yêu cầu hơn về an toàn trong sử dụng. Công ty Nhựa Chợ Lớn đã được Cục Đo lường chất lượng cấp chứng chỉ hợp quy cho các sản phẩm đồ chơi.

H.Ng

Xử phạt kinh doanh xăng dầu vẫn chưa đủ mạnh

Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm chính trong kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, nếu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu không niêm yết giá hoặc hoặc niêm yết sai giá do doanh nghiệp đầu mối đưa ra sẽ bị phạt 10 triệu đồng; các đại lý vi phạm sẽ bị phạt 20 triệu đồng và các tổng đại lý vi phạm bị phạt 30 triệu đồng. Riêng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nếu vi phạm sẽ bị phạt 40 triệu đồng.

Dự thảo này còn quy định phạt 20 triệu đồng nếu các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ xăng dầu không đúng quy định. Các thương nhân sản xuất xăng dầu, kinh doanh xuất - nhập khẩu xăng dầu không chấp hành qui định về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh tăng giá liên tiếp; không gửi quyết định giá và phương án giá đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi điều chỉnh tăng giá xăng dầu; điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu không đúng qui định; không gửi quyết định về giá bán lẻ cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành... sẽ bị phạt 40 triệu đồng.

Theo đánh giá chung, đây là nghị định quan trọng giúp điều chỉnh, răn đe các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn chưa đủ mạnh đối với những đơn vị làm ăn gian dối thời gian qua.

M.H

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Áp chuẩn quốc gia cho sản phẩm điện - điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO