5 ăn 5 thua với chim yến

01/09/2011 05:05

Hãng sản xuất ôtô Yo-Auto sẽ trình làng một mẫu xe độc đáo với kiểu mở cửa chưa từng có tại triển lãm Frankfurt (Đức).

5 ăn 5 thua với chim yến

Với giá dao động từ 35-60 triệu đồng/kg yến nhà, 60-100 triệu đồng/kg yến đảo, nuôi chim yến đang trở thành một nghề hấp dẫn giới đầu tư.

> Bài 1: Nghề nuôi yến: Sao cho bền vững?
> Tiến đến mô hình nuôi yến tập trung?
> Mua đất nền Cần Giờ để nuôi yến
> Nuôi yến trong nhà

Yến sào là tên thương mại của loại thực phẩm hình thành từ nước dãi của loài chim yến cư trú trong những hang đảo hun hút giữa biển khơi. Với công dụng bồi bổ sức khỏe con người, yến sào được coi là món sơn hào hải vị quý hiếm.

Yến nhả vàng trắng

“Nhà nuôi yến thành công là nhà có chim làm tổ và thu hoạch cho doanh số lớn hơn đem tiền đó đi gửi ngân hàng”, ông Hoàng nói.

Nghề khai thác yến sào phát triển mạnh tại Đông Nam Á cách nay đã hơn 500 năm. Nghề nuôi chim yến hình thành sau, bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, khi người Indonesia tình cờ phát hiện một loài chim yến chỉ làm tổ trong những ngôi nhà bỏ hoang. Tại Việt Nam, nghề sào chĩa (dùng sào tre hái tổ yến) ra đời từ đầu thế kỷ XIII, nhưng nghề nuôi chim yến mới hình thành vào khoảng đầu những năm 2000.

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, cho biết tổ yến xuất khẩu có giá khoảng 3.500 USD/kg (khoảng 72 triệu đồng) và Công ty thường xuyên không đủ hàng bán. Khách hàng ưa chuộng tổ yến của Việt Nam vì chất lượng tốt hơn, do vậy bán được giá hơn.

Lượng yến tiêu thụ trên thị trường thế giới năm 2006 là 200 tấn, năm 2008 là 260 tấn. Trong đó nơi nhập khẩu nhiều nhất là Hồng Kông, chiếm 50% lượng mua bán tổ yến trên thế giới. Tiếp đến là cộng đồng người Hoa ở Mỹ, Úc, New Zealand, tiêu thụ khoảng 15%. Trung Quốc tiêu thụ 8%, Đài Loan, Macau mỗi nơi 4%. Tổng giá trị mua bán tổ yến trên toàn thế giới vào năm 2008 là khoảng 4,3 tỉ USD.

Indonesia là nước có sản lượng yến nhiều nhất, cung cấp 70% tổ yến ra thị trường thế giới với trên 200.000 nhà nuôi yến (năm 2008). Tiếp đến là Thái Lan (khoảng 60.000-70.000 nhà nuôi yến), Malaysia đứng thứ 3 với khoảng 40.000 nhà nuôi yến.

Hiện nay, sản lượng yến đảo của Việt Nam khoảng 5.000 kg/năm (Khánh Hòa dẫn đầu cả nước với khoảng 3.200 kg/năm). Bên cạnh đó, có khoảng 1.500 nhà nuôi yến cho sản lượng khoảng 1.000 kg/năm. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 nhà nuôi yến, gấp 7-8 lần hiện tại.

Ông Hoàng, Công ty Yến sào Khánh Hòa, nhận định, hiện tại là thời điểm tốt để nuôi chim yến tại Việt Nam do tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp đe dọa môi trường sinh thái tại bán đản Borneo, làm cho đàn yến phía nam di cư lên phía bắc. Nhờ đó, quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh. “Giai đoạn 2011-2020 là thời điểm vàng để phát triển hang yến nhân tạo và nhà nuôi yến”, ông Hoàng nói.

Tại TP.HCM, huyện Cần Giờ là địa phương có số nhà nuôi yến nhiều nhất với 101 căn (75 căn đã đưa vào dẫn dụ và nuôi yến). Ông Lê Danh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Chấn Hưng (sở hữu Trung tâm yến sào Hoàng Yến Eka) đánh giá Cần Giờ là khu vực có lượng yến tập trung nhiều và là nơi nuôi chim yến rất tốt.

Nuôi yến là lĩnh vực đầu tư một lần và có thể cho lợi nhuận lâu dài với chi phí trong quá trình nuôi không lớn (chỉ tốn tiền điện nước, thức ăn yến tự kiếm). Chính vì vậy, đã có không ít nhà đầu tư (trong đó có cả các quỹ đầu tư lớn) đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2008, quỹ Kei Sei của Nhật đã hợp tác với Công ty Chấn Hưng để đầu tư nhà nuôi yến.

10% chờ vào may mắn

Ông Lê Văn Thơm, Phó Chủ tịch huyện Cần Giờ, cho biết chi phí đầu tư hoàn chỉnh một nhà nuôi yến (bao gồm tiền mua đất, xây dựng nhà nuôi yến) bình quân là 1,9 tỉ đồng trên diện tích sàn xây dựng 780 m². Cũng theo ông Thơm, nhiều căn sau một năm gây nuôi đã cho thu hoạch bình quân khoảng 1 kg/tháng, các năm tiếp theo có thể thu hoạch từ 2-5 kg/tháng. Sau 3 năm gây nuôi, chủ đầu tư có thể thu hồi vốn và có lãi. Tuy nhiên, ông Thơm cũng xác nhận, không phải hộ nào nuôi yến cũng có sản lượng thu hoạch giống nhau, có hộ chưa thu được tổ yến nào, hoặc có nhưng không đáng kể. Đó là thực tế phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Ông Hoàng, Chấn Hưng, cho biết, hiện Công ty triển khai hơn 500 nhà nuôi yến dưới nhiều hình thức như tự đầu tư, hợp tác, chuyển giao công nghệ. Diện tích trung bình từ 300-600 m²/căn. Vốn đầu tư từ 2-4 tỉ đồng/căn. Ông Hoàng cho biết có căn mới xây xong yến đã đến ở và cho tổ, nhưng cũng có căn qua nhiều năm vẫn không thu được tổ yến nào hoặc có rất ít. Theo phân tích của ông Hoàng, có 3 yếu tố cấu thành nhà nuôi yến thành công, trong đó yếu tố địa điểm chiếm 50%, kỹ thuật chiếm 40% và 10% còn lại là may mắn.

Theo phương án đầu tư 10 năm như tính toán của ông Hoàng, đến năm thứ 10 có thể đạt tỉ suất lợi nhuận khoảng trên 30%. Điều đó có nghĩa là lợi tức đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện tại (khoảng 18%). “Nhà nuôi yến thành công là nhà có chim làm tổ và thu hoạch cho doanh số lớn hơn đem tiền đó đi gửi ngân hàng”, ông Hoàng nói.

Ông Hoàng cũng cho biết, với thời điểm đầu tư năm 2011, nhà nuôi yến có thể hoàn vốn trong vòng từ 4-6 năm.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thu, nguyên Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật, Viện Sinh học Nhiệt đới, đánh giá, tỉ lệ thành công trên thất bại trong việc đầu tư nuôi chim yến là 50-50. Tỉ lệ này không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

Một dẫn chứng khác, trong khi tại Indonesia, Malaysia tỉ lệ thất bại là 40% thì tại Philippines tỉ lệ thành công là 83%. Lý do tỉ lệ thất bại cao tại Indonesia và Malaysia, là số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn dân số chim. Indonesia có công nghệ nuôi yến trong nhà rất phát triển, nhưng thất thu một phần là vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Tại Malaysia, tình hình cũng tương tự.

“Thời gian tới, nếu nhà đầu tư nuôi yến tăng lên nhiều quá thì tỉ lệ thất bại cũng sẽ cao hơn do yến phải chia sẻ bầy đàn, cạnh tranh nguồn thức ăn”, bà Thu cảnh báo.

Bà Thu cho rằng, để nuôi yến thành công, bên cạnh các yếu tố địa điểm, kỹ thuật, bản thân người nuôi yến phải thật tâm huyết, tận tụy tìm hiểu thì mới có thể tự rút kinh nghiệm cho chính mình để thành công.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
5 ăn 5 thua với chim yến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO