Việt Nam có lợi thế vượt mặt Thái Lan trên đường đến EU

06/03/2015 01:39

Thái Lan gặp phải những vướng mắc từ tiền tệ, chính trị khiến những những thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) đã bị trì hoãn. Trong khi đó, Việt Nam đang tiến rất gần đến đích.

Việt Nam có lợi thế vượt mặt Thái Lan trên đường đến EU

Đồng Bath Thái Lan đã tăng giá bất ngờ trong năm qua tạo nên những ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của nước này. Bên cạnh đó, những khó khăn trong ký kết hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu cùng khiến nước này thất thế trước các quốc gia như Việt Nam, Malaysia.

Đồng Bath của Thái Lan đã làm bất ngờ các nhà đầu tư trên thị tường khi trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất thế giới trong năm qua bất chấp tình hình bất ổn chính trị trong nước. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho biết điều này có thể sẽ sớm thay đổi.

Chuyên gia phân tích Jonathan Sequeira của Goldman Sachs cho biết sự tăng giá của đồng Bath là không ổn định trong bối cảnh bất ổn chính trị, sự suy giảm kinh tế theo chu kỳ, chính sách nới lỏng tiền tệ và sự tăng giá của đồng USD.

Trên thế giới hiện nay chỉ có đồng Shilling của Somali, đồng Colon của Costa Rica và đồng Quetzal của Guatemala là có biểu hiện vượt trội so với đồng Bath so với tỷ giá đồng USD kể từ tháng 6/2014. Tỷ giá hối đoái đồng Bath ngày 6/3 là 32,43 Bath/USD, thấp hơn so với mức 32,90 Bath/USD vào khoảng giữa năm 2014.

Nguyên nhân

Goldman Sachs cho biết những số liệu lịch sử cho thấy sự tăng giá của đồn Bath không phải là do sự can thiệp của ngân hàng trung ương Thái Lan mà là do sự giảm giá của các hàng hóa chính như vàng và nhiên liệu đã làm giảm chi phí nhập khẩu và gia tăng mạnh thặng dư thương mại của nước này.

Theo Goldman Sachs, trong khi sự giảm giá cả các hàng hóa chính sẽ hầu như tiếp tục khiến đồng Bath tăng giá thì việc tăng giá của đồng nội tệ sẽ khiến ngân hàng trung ương Thái Lan lo ngại về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nước này và xem xét thực hiện những động thái nhằm kiềm chế sự tăng giá.

Mặt khác, một số chuyên gia lại không lạc quan về nguyên nhân của sự tăng giá đồng Bath. Ngân hàng DBS cho rằng sự thặng dư xuất khẩu, nghĩa là xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, là nguyên nhân cho sự tăng giá của đồng Bath nhưng cũng chứng minh nhu cầu tiêu thụ trong nước suy giảm (nhập khẩu giảm). Bên cạnh đó, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa về lượng vẫn không thay đổi nhiều, nghĩa là Thái Lan không có tăng trưởng thật về xuất khẩu trong 2 năm qua.

Ngoài ra, ngân hàng DBS cũng dự báo lạm phát cơ bản sẽ giảm xuống và tăng trưởng GDP của nước này sẽ có “rủi ro suy giảm”, tất cả những yếu tố này sẽ tác động tới tỷ giá đồng Bath.

Rủi ro trong xuất khẩu

Ngành xuất khẩu của Thái Lan cũng có thể gặp nhiều rủi ro.

Thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) về việc hạ thuế xuất nhập khẩu tại thị trường này xuống mức thấp hay bằng 0% đã hết thời hạn và cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do mới đang bị trì hoãn.

Hãng Nomura ước tính khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang thị trường EU được hưởng lợi từ thỏa thuận trên và việc không gia hạn được một thỏa thuận mới có thể khiến Thái Lan thiệt hại gần 800 triệu USD. Hãng Nomura cũng lưu ý rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Thái Lan.

EU đã từ chối đàm phán với chính quyền quân sự Thái Lan, đưa nước này vào thế bất lợi so với các nước khác tại Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, những nước sắp đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU.

>ASEAN gặp khó, EU thu lời
>DN Thái Lan âm thầm tăng thị phần trên toàn cầu
>Hỗ trợ xuất khẩu gạo: Bài học từ Thái Lan
>EU muốn nhập nhiều cá tra

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Việt Nam có lợi thế vượt mặt Thái Lan trên đường đến EU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO