Vay giá rẻ, trả giá đắt?

HÀ CÚC| 29/11/2013 00:05

Giá trị của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ của Indonesia, Philippines và Việt Nam đã tăng gấp đôi.

Vay giá rẻ, trả giá đắt?

Giá trị của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ của Indonesia, Philippines và Việt Nam đã tăng gấp đôi.

Đọc E-paper

Công ty dầu khí Malaysia SapuraKencana đang có một khoản vay 5,8 tỷ USD. Đây là khoản vay lớn chưa từng có của một công ty Malaysia. Cũng như SapuraKencana, nhiều công ty châu Á đang gấp rút huy động tiền mặt bằng cách chuyển sang vay bằng ngoại tệ vào thời điểm lãi suất ở nước ngoài xuống thấp. Theo số liệu của Thomson Reuters LPC, giá trị của khoản vay nước ngoài ở Indonesia, Philippines, Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia đạt 36 tỷ USD vào cuối tháng 10, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2012.

> Vay nước ngoài: Không cẩn trọng sẽ tiền mất, tật mang
> Quy định cho vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ

> Siết hoạt động vay nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước

Có những khoản vay nợ nước ngoài khổng lồ nhưng đồng tiền của 5 thị trường mới nổi châu Á này lại dễ bị "bay hơi" nhất khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD (QE) ngay trong năm nay. Hầu hết các đồng tiền châu Á đã giảm so với đồng USD và sẽ giảm tiếp tục nếu các khoản vay đắt đỏ hơn khi tính theo tỷ giá nội tệ.

"Vay nước ngoài sẽ luôn luôn đi kèm với rủi ro, đặc biệt nếu đồng nội tệ giảm giá trị”, Kaushik Rudra, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại Ngân hàng Standard Chartered, cho biết. Cho đến nay, đồng rupiah Indonesia giảm 17% so với đồng USD, đồng rupee Ấn Độ giảm 13% và đồng ringgit của Malaysia giảm 4%.

Ở những nước như Ấn Độ và Indonesia, lãi suất của các khoản nợ niêm yết bằng đồng USD trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với các khoản vay nội địa. Theo dữ liệu từ hãng xếp hạng Ấn Độ Crisil (công ty con của Standard & Poors), các công ty Ấn Độ hiện đang gánh số nợ nước ngoài lên đến 100 tỷ USD. Đồng rupee giảm gần 18,5% kể từ tháng 5 đồng nghĩa với chi phí hoàn trả các khoản nợ tăng mạnh. Đồng rupee giảm giá làm tổn hại đến nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ, đặc biệt là những công ty không có biện pháp phòng vệ cho các khoản nợ nước ngoài.

PT Indosat, một trong những công ty viễn thông lớn nhất ở Indonesia, có khoản nợ nước ngoài 1 tỷ USD. PT Indosat vay khoản này tại thời điểm lãi suất của Mỹ thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ở Indonesia. Khi các quỹ ngoại ồ ạt rót vốn vào cổ phiếu và trái phiếu Indonesia, đẩy giá trị của đồng rupiah lên cao, khoản vay này là một món hời. Tuy nhiên, khi đồng rupiah mất gần 12% (so với đồng USD) kể từ đầu năm đến nay, chỉ 1/4 số nợ (250 triệu USD) được phòng vệ.

Để ngăn đà giảm của đồng nội tệ, một số ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi của châu Á đã tăng lãi suất trong năm qua, làm tăng thêm nhu cầu về vốn ngoại tệ trong khu vực. Một số nhà quan sát dự đoán khủng hoảng 1997 - 98 đang quay trở lại.

Trong quá khứ, các công ty và ngân hàng trên khắp châu Á sụp đổ bởi họ không có khả năng hoàn trả các khoản vay nợ nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ. Các ngân hàng trung ương châu Á cũng đã tăng cường lượng dự trữ ngoại hối và do đó có thể phòng vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, những dấu hiệu bất ổn của cuộc khủng hoảng vẫn còn đó. Một số nước có cán cân vãng lai thâm hụt quá lớn, thâm hụt lại được tài trợ bằng dòng vốn chảy vào thông qua các kênh trái phiếu, cổ phiếu và nợ, dự trữ ngoại tệ không đủ...

Theo HSBC, tỷ lệ dự trữ ngoại hối cộng với thặng dư cán cân vãng lai trên nợ nước ngoài ngắn hạn của một số nước châu Á đang ngày càng sụt giảm. Do đó, khi dòng vốn đảo chiều quay trở về với các nước phát triển, những nước có cán cân vãng lai thâm hụt nặng nề sẽ phải "trả giá đắt".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vay giá rẻ, trả giá đắt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO