Tư hữu hóa: Làn sóng mới

HÀ CÚC (THEO THE ECONOMIST)| 15/01/2014 09:18

Đối mặt với các khoản nợ công khổng lồ, chính phủ nhiều nước khởi động một làn sóng "tư hữu hóa" tài sản và nhiều công ty nhà nước.

Tư hữu hóa: Làn sóng mới

Đối mặt với các khoản nợ công khổng lồ, chính phủ nhiều nước khởi động một làn sóng "tư hữu hóa" tài sản và nhiều công ty nhà nước.

Đọc E-paper

Công ty Bưu chính Quốc gia Anh (Royal Mail) đang chuẩn bị có một bước ngoặt trong lịch sử 500 năm hình thành và phát triển khi chính phủ nước này quyết định cổ phần hóa Royal Mail. Bộ trưởng Bộ Kinh doanh, Kỹ năng và Đổi mới Vince Cable cho rằng, kế hoạch này sẽ giúp Royal Mail tiếp cận được nguồn vốn tư nhân trong nỗ lực hiện đại hóa và theo kịp thời đại kỹ thuật số.

> Đằng sau đợt tư hữu hóa lớn nhất của kinh tế Nga
> Tư hữu đất đai: Nên hay không?
> Tư hữu hóa kiểu Trung Quốc: Chi phí tiềm ẩn
> Tộc người không tư hữu

Hiện Royal Mail đang gặp khó khăn do khối lượng thư từ giảm sút, quỹ hưu trí thâm hụt nhiều tỷ bảng, hoạt động kém hiệu quả so với các đối thủ và cần thiết phải có thêm nguồn tài chính khác, trong lúc ngân sách công đang trong tình trạng thâm hụt lớn.

Chính phủ Anh cũng như chính phủ nhiều nước khác cũng từng nhiều lần thúc đẩy tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước vì những lý do khác nhau. Ở Anh trong những năm 1980, cựu Thủ tướng Margaret Thatcher tư hữu hoá nhiều công ty nhà nước để kiềm chế sức mạnh của các đoàn thể. Các nước Đông Âu đã thúc đẩy làn sóng tư hữu hóa nhằm xóa bỏ mô hình kinh tế chỉ huy. Ngày nay, khi nhiều nước ngập đầu với nợ công thì việc bán các tài sản nhà nước chỉ với lý do chính là để huy động tiền mặt.

Doanh nghiệp nhà nước ở các nước thuộc khối Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) trị giá khoảng 2 ngàn tỷ USD. Thêm vào đó là khoảng 2 ngàn tỷ USD nữa của các cổ đông nhỏ và các công ty công ích địa phương. Nhưng tài sản thực sự lớn là nhà cửa, đất đai, tài nguyên... mà theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính có giá trị ba phần tư GDP trung bình của các nền kinh tế giàu có, tương đương khỏang 35 ngàn tỷ USD.

Chính phủ Mỹ sở hữu gần 1 triệu tòa nhà và khoảng một phần năm diện tích đất của đất nước, cùng trữ lượng dầu khí và khoáng sản khác. Các nhà phân tích tại PwC cho biết, chính phủ Thụy Điển có tài sản trị giá 100 - 120 tỷ USD. Tính chung, chính phủ các nước OECD đang nắm giữ khối tài sản lên đến 9 ngàn tỷ USD, tương đương gần 1/5 tổng số nợ hiện tại của họ.

Trong những năm gần đây, làn sóng tư hữu hóa tài sản nhà nước chủ yếu diễn ra tại các thị trường mới nổi, còn tại châu Âu, hoạt động này mới diễn ra vào năm ngoái nhưng còn khá dè dặt. Chẳng hạn, Ý mang có khỏan nợ công tương đương 132% GDP, nhưng mới tư hữu hóa các công ty nhà nước trị giá 225 tỷ USD và tài sản khoảng 1,6 triệu USD.

Tư nhân hoá không phải là thuốc chữa bách bệnh cho các chính phủ hoang phí. Chính phủ các nước đang theo đuổi kế hoạch tư hữu hóa cần phải học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ, nếu không sẽ diễn ra tình trạng bán tháo, làm lợi cho một số nhóm thao túng như từng xẩy ra ở Nga.

Tuy nhiên, tư nhân hóa là một công cụ hữu ích đối với các chính phủ. Nó cho phép các chính phủ phải cắt giảm các khoản nợ và cải thiện xếp hạng tín dụng, cải thiện hiệu quả của nền kinh tế bằng cách thúc đẩy cạnh tranh và tận dụng được sức mạnh về vốn, kỹ năng của khu vực tư nhân...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tư hữu hóa: Làn sóng mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO