Trung Quốc:"Hội nghị 383"

LAM HỒNG| 14/11/2013 04:52

Giới lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đưa ra những tuyên bố về cải cách "chưa từng có” khi đứng trước nhiều nguy cơ lớn.

Trung Quốc:

Giới lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đưa ra những tuyên bố về cải cách "chưa từng có” khi đứng trước nhiều nguy cơ lớn.

Đọc E-paper

Xã hội TQ đứng trước nguy cơ chia rẽ sâu sắc

Đảng Cộng sản TQ từ ngày 9 đến 12/11 họp Hội nghị Trung ương 3 với trọng tâm là cải cách kinh tế. Theo truyền thống, các cải cách lớn thường diễn ra ở hội nghị lần thứ ba, vì đây là thời điểm các nhà lãnh đạo mới được xem là đã có thời gian để củng cố quyền lực. Truyền thống này được bắt đầu bởi Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 khi ông mở cửa TQ với thế giới.

Năm 1993, cũng tại hội nghị lần thứ ba, Chu Dung Cơ đã công bố "nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" và loại bỏ một phần lớn khu vực kinh tế nhà nước của TQ. Sau một năm chấp chính, kế hoạch cải cách do ông Tập Cận Bình khởi xướng, được gọi là kế hoạch 383, kêu gọi các nhà lãnh đạo tự do hóa thị trường, khuyến khích đổi mới và cạnh tranh và tăng tính minh bạch của chính phủ.

Báo chí phương Tây bình luận về sự kiện này như sau: "TQ đối mặt với tình trạng cải cách khẩn cấp". Sau hơn ba thập kỷ mở cửa, phát triển, TQ đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Cũng chính trong thành công đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi, hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, chính sách sở hữu đất đai mâu thuẫn với chủ trương phát triển, xung đột sắc tộc ngày càng trầm trọng...

Vì thế, đây là kỳ hội nghị được đánh giá sẽ quyết định mô hình tăng trưởng kinh tế của TQ trong 10 năm tới. Theo các chuyên gia, những động thái lẫn tuyên bố của các nhà lãnh đạo hàng đầu của TQ trong năm qua chú trọng đến ba vấn đề được cho là cốt lõi trong công cuộc cải cách giai đoạn tới. Đó là thúc đẩy hoàn thiện hệ thống thị trường, chuyển đổi chức năng của chính phủ và đổi mới thể chế doanh nghiệp. Điểm mấu chốt của quá trình này là xử lý đúng đắn mối quan hệ muôn thuở giữa chính phủ và thị trường.

Tuy nhiên, các nhà quan sát lại không đặt nhiều kỳ vọng sẽ có những thay đổi căn bản trong diện mạo kinh tế TQ. Theo các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch, nếu ban lãnh đạo mới có đề ra một chương trình cải cách đầy đủ thì cũng phải chờ thêm vài năm nữa, "khi mà ban lãnh đạo này đã củng cố vững chắc quyền lực và quy tụ thêm sự ủng hộ” trong Đảng. Chuyên gia chính trị tại Đại học Singapore cho rằng: "Trên giấy tờ, chúng ta thấy một chương trình cải cách lớn, rất hoàn chỉnh. Nhưng câu hỏi thật sự là thế nào để nó được thực hiện".

> Sự cường thịnh của Trung Quốc
> Rủi ro từ một Trung Quốc “quá nóng”
> Khi người Trung Quốc áp đặt "luật chơi"
> Trung Quốc và con đường trở thành 'số 2' thế giới

> Trung Quốc:Gia tăng “quyền lực mềm” qua truyền thông

Phác thảo cải cách tại TQ đáng được chú ý: Trong lĩnh vực công nghiệp độc quyền, nhà nước sẽ dỡ bỏ kiểm soát đối với việc nhập khẩu dầu khí. Ngành công nghiệp viễn thông sẽ được tái tổ chức nhằm khuyến khích cạnh tranh.

Đầu tư vào ngành đường sắt sẽ được đa dạng hóa, ngành điện và hệ thống giá điện sẽ được cải cách. Sau mấy thập niên đóng kín, một số ngành kinh tế "mũi nhọn" như đường sắt, viễn thông, dầu khí và cả ngân hàng đang có cơ may được trút bớt gánh nặng độc quyền sang các thành phần kinh tế khác.

Tuy nhiên, những cố gắng cải cách này đang đứng trước lo ngại các đơn vị từng thâu tóm nhiều lợi ích như các tập đoàn nhà nước và các chính quyền địa phương hiện đang sử dụng ưu thế kết hợp giữa tiền bạc và quyền lực, can thiệp vào mọi quyết sách quan trọng.

Do vậy khi TQ muốn cải tổ kinh tế không thể không động chạm đến cải cách thể chế. Trong khi đó, báo chí TQ đều phủ nhận và công kích các thông tin cho rằng hội nghị lần này giới lãnh đạo Trung Nam Hải sẽ tiến hành cải cách chính trị.

Với một xã hội đang bị khoét sâu những bất ổn, ông Tập đã có những nỗ lực đặc biệt kết nối "Giấc mơ Trung Hoa" với người dân của mình. Thay vì chỉ nhấn mạnh "Giấc mơ Trung Hoa" là mục tiêu cho các quốc gia và chính phủ như các đời lãnh đạo trước, ông Tập cố gắng để thuyết phục công chúng rằng giấc mơ cũng là phục vụ cho mỗi cá nhân họ. "Giấc mơ Trung Hoa" được ông Tập đưa ra từ khi lên nắm quyền, đáng lẽ phải đoàn kết được toàn dân nhưng ngược lại đang gây nên một số chia rẽ liên quan đến vấn đề hiến pháp và vai trò của nó.

Xu hướng chia rẽ về chính trị giữa một bên là những người ủng hộ nhà nước pháp quyền và bên kia là trào lưu trong đó Chủ tịch Tập có ý định bảo đảm sự kết hợp giữa trường phái dân túy với khẩu hiệu bảo vệ "chủ nghĩa xã hội mang đậm bản sắc TQ", bác bỏ nền tảng hợp hiến của các hệ thống chính trị, với mục tiêu chính là duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản TQ. Vì vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh, đứng đầu là Chủ tịch Tập, sẽ phải cân bằng giữa các loại lợi ích khác nhau nếu muốn hướng tới những tham vọng cải cách lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc:"Hội nghị 383"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO